Ngày 23/9, hai KOL trên Douyin tiết lộ rằng Chị Yu (tên thật: Chang Xiaoyu), có tên tài khoản @dongbeiyujie với hơn 22 triệu người theo dõi, đã bán mì bột sắn nhưng lại dán nhãn là mì khoai lang. Khi đến nhà Chang khiếu nại với tư cách khách hàng, hai người thậm chí bị nữ influencer sai người hành hung.
Sau đó 3 ngày, Chang khóc lóc xin lỗi trong một buổi livestream, nói rằng cô đã gửi mì đi kiểm tra chất lượng. Chuyện nhóm của cô đụng độ với hai KOL nọ vì họ đã bí mật quay video và yêu cầu bồi thường 300.000 nhân dân tệ (42.000 USD), theo South China Morning Post.
Kết quả công bố ngày 12/10 xác nhận mì khoai lang mà nữ influencer bán trong phiên livestream bị dán nhãn sai và doanh số bán hàng trực tiếp của cô cũng là "quảng cáo sai sự thật".
Chang thường làm video nấu ăn ở vùng quê với phong cách mạnh bạo. |
Cơ quan quản lý thị trường thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh đã phạt công ty Chang 1,65 triệu nhân dân tệ (232.000 USD) và đình chỉ hoạt động kinh doanh. Phía influencer 46 tuổi cũng hứa sẽ hoàn tiền mua mì và bồi thường gấp 3 lần giá mua. Kiểm tra chất lượng cho thấy mì sắn mà Chang bán có thể ăn được, song chứa ít chất dinh dưỡng hơn.
Chang Xiaoyu nổi tiếng trên mạng xã hội từ đầu năm 2023 nhờ các video ghi lại cảnh nấu ăn và giết mổ động vật, lấy bối cảnh vùng nông thôn đông bắc. Phong cách làm việc mạnh mẽ và độc lập của Chang, cũng như hình ảnh các khẩu phần thức ăn đồ sộ đã giúp cô được xem là phiên bản "hiếu chiến" của Lý Tử Thất.
Căn nhà nông thôn Chang thường lấy làm bối cảnh quay video cũng bị cho là giả. |
Chang được cho lớn lên trong một gia đình nghèo ở vùng nông thôn đông bắc, sống với ông bà sau khi cha mất và mẹ tái hôn. Cô được coi là biểu tượng tự lực và nữ quyền, đảo ngược mối quan hệ quyền lực gia trưởng truyền thống ở Trung Quốc.
Chồng Chang, Bai Guohui, thường xuất hiện dễ thương và ngoan ngoãn trước mặt vợ. Anh là cổ đông chính của 28 trong số 30 công ty mà cặp đôi sở hữu.
Sự việc vừa qua cũng không phải lần đầu tiên Chang gây tranh cãi về các sản phẩm cô bán.
Một video hồi đầu tháng 9 ghi lại cảnh cô bắt cua trên một cánh đồng lúa đã bị phát hiện là dàn dựng, sử dụng cua sông được đánh bắt ở một nơi khác.
Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc tiết lộ rằng ngay cả ngôi nhà nông thôn ở làng Moshiyu, nơi Chang quay hầu hết video, cũng là đồ giả. Dân làng nói rằng cô không phải là người địa phương và nhóm của cô đã thuê nhà để quay video.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.