Trong đoạn phim do đài truyền hình địa phương JIBS phát sóng hôm 10/9, cảnh tượng hàng nghìn con chuồn chuồn vây kín con tàu đánh cá ở Jeju (Hàn Quốc) khiến nhiều người xem bị sốc.
Theo Lee Dong-hyun, thuyền trưởng của tàu đánh cá Jeju Bless, hàng chục nghìn con chuồn chuồn bắt đầu bay thành đàn vào khoảng nửa đêm ngày 8/9 khi tàu đang đánh cá ngoài khơi bờ biển Gimnyeong, thành phố Jeju.
Đàn chuồn chuồn bao phủ toàn bộ thuyền trong hơn hai giờ, bám chặt vào cơ thể của khoảng 10 cần thủ và gây ra sự khó chịu.
"Khi chúng tôi sử dụng đèn để đánh cá đêm, côn trùng tụ tập là chuyện bình thường, nhưng tôi chưa bao giờ thấy cảnh tượng nào giống như vậy. Hàng nghìn, hàng chục nghìn con bay đến cùng một lúc, thật choáng ngợp. Chuồn chuồn bám vào mặt và cơ thể chúng tôi, khiến chúng tôi không thể đánh bắt cá bình thường", vị thuyền trưởng nói.
Việc chuồn chuồn tụ tập thành đàn lớn và tấn công tàu đánh cá ở Jeju là bí ẩn chưa có lời giải. |
Chuồn chuồn được xác định là loài bay lượn, thường được nhìn thấy ở Hàn Quốc từ tháng 4 đến tháng 10.
Mặc dù phổ biến ở Hàn Quốc, chuồn chuồn được gọi là "những kẻ lang thang toàn cầu" do di cư đường dài. Là loài cận nhiệt đới, chúng thích thời tiết ấm áp và thường di cư đến các vùng phía nam vào mùa thu.
Theo các chuyên gia, tình trạng nhiệt độ bất thường gần đây được cho là đã giữ chúng ở Jeju cho đến tháng 9. Một giả thuyết cho rằng đợt nắng nóng thường xuyên đã đưa chúng đến đảo Jeju, mặc dù lý do tại sao chúng tụ tập ở đó với số lượng lớn vẫn còn là một bí ẩn.
"Chuồn chuồn không phải là loài côn trùng có hại, do đó việc di cư của chúng không phải là mối lo ngại lớn. Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng ẩm tiếp tục, quần thể chuồn chuồn có thể tăng lên. Việc chứng kiến một cuộc di cư quy mô lớn như vậy ở Jeju vào tháng 9 là điều bất thường, do đó cần phải theo dõi liên tục", một chuyên gia cho biết.
JIBS báo cáo rằng việc nhìn thấy đàn chuồn chuồn trên đảo đã tăng lên kể từ khi chúng di cư về phía nam vào cuối mùa hè. Tuy nhiên, các chuyên gia gọi sự xuất hiện của chúng theo đàn lớn như vậy là "cực kỳ bất thường".
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.