1. Nhận ra triệu chứng: Bước đầu tiên để cai nghiện thiết bị điện tử ở trẻ em là nhận ra triệu chứng. Một dấu hiệu rõ ràng nhất là trẻ trở nên cáu kỉnh, khó chịu và nổi nóng khi không thể sử dụng thiết bị. Cha mẹ "nhắm mắt làm ngơ" có thể gây hại nhiều hơn là thừa nhận nó tồn tại và tìm cách giải quyết. Ảnh: Freepik. |
2. Giải thích cho trẻ: Cha mẹ có thể muốn lấy điện thiết bị ngay lập tức khi trẻ sử dụng nó. Tuy nhiên, việc đặt ra quy tắc mà không giải thích có thể gây tác dụng ngược. Trước khi thiết lập các quy định về việc sử dụng điện thoại, bạn hãy giải thích cho con về những tác động tiêu cực nếu sử dụng quá nhiều. Trẻ sẽ dễ dàng điều chỉnh hơn khi đã hiểu. Ảnh: Pexels. |
3. Thiết lập giới hạn: Theo CNBC, nhiều phụ huynh đặt ra quy tắc không cho trẻ sử dụng điện thoại vào những ngày đi học, trừ khi cần tra cứu tài liệu. Một số gia đình quy định không được xem TV, điện thoại vào giờ ăn. Việc thiết lập các quy tắc chung giúp trẻ hình thành thói quen sử dụng thiết bị điện tử một cách khoa học. Trẻ sẽ dễ dàng hơn trong việc tắt TV hoặc đặt điện thoại xuống mà không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, việc thay đổi thói quen cần thời gian, vì vậy, cha mẹ cần kiên trì. Khi trẻ tuân thủ quy định, hãy khen ngợi và thưởng cho trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ có động lực để tiếp tục thực hiện. Ảnh: Freepik. |
4. Tạo ra hoạt động thay thế: Để trẻ không dán mắt vào điện thoại, cha mẹ nên tạo ra các hoạt động hấp dẫn hơn. Ví dụ, phụ huynh có thể khuyến khích trẻ đi dạo công viên, đạp xe, chơi các trò chơi vận động như nhảy dây, đá bóng... sẽ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe và tinh thần; khơi dậy sự sáng tạo của trẻ bằng cách cùng trẻ vẽ tranh, làm đồ thủ công, lắp ráp mô hình. Ảnh: Pexels. |
5. Hướng tới nội dung dài hơn: Rất nhiều nghiên cứu cho thấy các video ngắn ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tập trung của con người, đặc biệt là gây nghiện đối với trẻ em, khiến chúng khó có thể ngừng xem. Vì vậy, cha mẹ hãy hướng trẻ đến nội dung dài hơn, chẳng hạn như chương trình truyền hình kéo dài 30 phút. Nó có thể giúp con bạn xây dựng khả năng tập trung lâu hơn, khiến trẻ hạn chế việc đòi xem một loạt video ngắn liên tục. Ảnh: Freepik. |
6. Để trẻ tự kiểm soát: Phụ huynh có thể cho phép trẻ tự lựa chọn về cách thức, thời điểm sử dụng thiết bị điện tử, miễn là con tuân thủ các nguyên tắc đã đề ra trong gia đình. Khi được trao quyền lựa chọn, trẻ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và có trách nhiệm hơn với quyết định của mình. Trẻ sẽ học cách lên kế hoạch, quản lý thời gian và tự chịu trách nhiệm với những lựa chọn của mình. Ảnh: Freepik. |
7. Cha mẹ đặt điện thoại xuống: Trẻ em học hỏi rất nhiều từ những gì chúng thấy xung quanh, đặc biệt là từ cha mẹ. Nếu cha mẹ luôn dán mắt vào màn hình điện thoại, trẻ sẽ nghĩ rằng đó là điều bình thường và bắt chước theo. Hoặc khi cha mẹ nói với con rằng không nên dùng điện thoại trong bữa ăn, nhưng chính họ lại làm điều đó, trẻ sẽ cảm thấy mâu thuẫn và khó hiểu. Điều này khiến cho lời nói của cha mẹ mất đi giá trị. Ảnh: Freepik. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.