1. Hứng thú trong học tập: Bạn không thể ép buộc con mình học trừ khi chúng có mong muốn. Nhồi nhét kiến thức chỉ hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu con bạn có ý chí, hứng thú học tập, chúng sẽ chủ động tìm kiếm kiến thức, vượt qua khó khăn và đạt được mục tiêu. Ảnh: Freepik. |
2. Đặt mục tiêu rõ ràng: Nghiên cứu đã chỉ ra những học sinh giỏi thường có mục đích học tập rõ ràng ngay từ khi còn nhỏ. Điều này giúp trẻ tập trung vào mục tiêu của mình và cố gắng để đạt được nó. Mục tiêu cố định giúp trẻ có động lực để thành công hơn. Ảnh: Freepik. |
3. Lập kế hoạch: Lập kế hoạch là một phần thiết yếu của việc học tập. Trẻ sẽ biết mình cần làm gì, khi nào, và dành bao nhiêu thời gian cho từng môn học. Thay vì học tập một cách lan man, trẻ sẽ tập trung vào từng nhiệm vụ cụ thể, giúp kiến thức được ghi nhớ sâu hơn. Khi có một kế hoạch rõ ràng, trẻ sẽ không còn cảm thấy lo lắng về việc quên bài hoặc không kịp thời gian. Và hãy nhớ, học tập vào phút cuối có thể giúp trẻ vượt qua kỳ thi, nhưng nó sẽ không có lợi trong dài hạn. Ảnh: Freepik. |
4. Đọc kỹ: Nếu trẻ có thói quen đọc kỹ sách giáo khoa trước khi ghi chép, đây là dấu hiệu tốt. Thay vì chỉ ghi chép những thông tin bề mặt, việc đọc kỹ giúp trẻ hiểu rõ hơn về các khái niệm, lý thuyết, từ đó nhớ lâu hơn và vận dụng linh hoạt hơn. Khi tự đọc, trẻ sẽ phải tự mình suy nghĩ, phân tích và liên kết các thông tin để hiểu được ý nghĩa của bài học. Điều này giúp rèn luyện khả năng tư duy độc lập và sáng tạo. Ảnh: Freepik. |
5. Viết: Nghiên cứu chỉ ra những học sinh thành công có xu hướng viết ra những gì họ đang nghĩ. Khi viết, trẻ buộc phải sắp xếp các ý tưởng một cách logic và mạch lạc. Điều này giúp củng cố thông tin tốt hơn. Ảnh: Freepik. |
6. Tập trung: Hầu hết trẻ em có khả năng tập trung ngắn. Nhưng để học tốt, trẻ cần có thói quen tập trung trong thời gian dài hơn. Khi tập trung cao độ, não bộ sẽ tiếp thu thông tin một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Thông tin được tiếp thu khi tập trung sẽ được lưu trữ trong bộ nhớ lâu dài, chắc chắn hơn. Ảnh: Pexels. |
7. Kiểm tra lại: Những học sinh thành công cho biết các em luôn xem lại câu trả lời sau khi hoàn thiện bài làm. Dành riêng vài phút để kiểm tra và sửa chữa giúp trẻ loại bỏ nhiều lỗi sai. Ảnh: Freepik. |
8. Lập biểu đồ: Con người có xu hướng ghi nhớ hình ảnh tốt hơn chữ viết. Việc sử dụng các hình ảnh, sơ đồ giúp kích thích não bộ hoạt động, tăng cường khả năng ghi nhớ bởi thông tin được sắp xếp một cách có hệ thống, tạo mối liên kết giữa các khái niệm, giúp trẻ dễ dàng hình dung và hiểu rõ hơn. Ngoài ra, việc tự vẽ sơ đồ, biểu đồ giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy, phân tích và tổng hợp thông tin. Ảnh: Freepik. |
9. Nghỉ ngơi: Nếu con bạn học tập đều đặn suốt cả năm, chúng không cần phải hoảng sợ trước kỳ thi và thức cả đêm để học. Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể phục hồi năng lượng mà còn củng cố trí nhớ, tăng khả năng tập trung và sáng tạo. Khi nghỉ ngơi đủ, tâm trạng thoải mái, học sinh sẽ tự tin hơn và làm bài thi tốt hơn. Ảnh: Freepik. |
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc những cuốn sách nuôi dạy trẻ trong thời đại 4.0.
Cuốn sách Nuôi con 4.0 - Làm thế nào để trẻ không bị nghiện thiết bị công nghệ? của TS Shimi Kang (nhà khoa học, tâm lý học, chuyên gia giáo dục, tác giả của nhiều tựa sách bán chạy) được đánh giá là hữu ích cho các phụ huynh có con em nghiện sử dụng thiết bị điện tử.
TS Shimi Kang đưa ra hàng loạt dẫn chứng và phân tích khoa học về cách thức tác động của thiết bị công nghệ đến bộ não đang trong giai đoạn phát triển của trẻ. Sau đó, bà chỉ ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hành vi và tính cách của trẻ.