Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Làm loạn hôn lễ chồng cũ để đòi tiền ở Trung Quốc

Mâu thuẫn sau khi ly hôn liên quan đến tiền bạc, Luo (Tứ Xuyên, Trung Quốc) đến đám cưới của chồng cũ phá rối. Vụ việc tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội.

Luo cho giăng biểu ngữ ở đám cưới chồng cũ. Ảnh: Baidu.

Người phụ nữ họ Luo, ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) và chồng cũ họ Li đã ly hôn vào năm 2019. Li nhận quyền nuôi con gái và đồng ý trả cho Luo 1 triệu nhân dân tệ (140.000 USD), 5.000 nhân dân tệ mỗi tháng, đồng thời chi trả các chi phí y tế, bảo hiểm cho đến khi cô tái hôn.

Tuy nhiên, Li không trả các khoản tiền như thỏa thuận và tái hôn vào tháng 1, theo South China Morning Post.

Tòa án hòa giải không thành công, Luo quyết định tự mình giải quyết vấn đề. Vào ngày cưới của Li, Luo xuất hiện, phát tờ rơi cho khách mời và đăng lên mạng những nội dung như: "Vợ cũ chúc mừng chồng cũ lấy vợ lẽ".

Luo cũng giăng một biểu ngữ phản đối ở lối vào khu dân cư nơi tổ chức đám cưới với nội dung: "Ai đó yêu chồng tôi, và với tư cách là vợ hợp pháp của anh ấy, hôm nay tôi đến đây để xin dâu và thay mặt anh ấy nhận vợ lẽ".

Đáp lại, Li sau đó đã kiện Luo. Trong phiên hòa giải mới của tòa án, Li cuối cùng đã đồng ý trả số tiền nợ vợ cũ, chia thành 3 đợt, còn Luo công khai xin lỗi về hành động tại đám cưới.

chong kien vo cu anh 1

Câu chuyện của cặp đôi Trung Quốc gây tranh luận trên mạng. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Câu chuyện của cặp đôi cũng tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Một người khác nhận xét: “Chồng nhận quyền nuôi con và trả tiền bồi thường, vậy tại sao vẫn phải đưa thêm tiền cấp dưỡng hàng tháng? Rõ ràng là người đàn ông lừa dối trước. Anh ta rất muốn ly hôn và sẵn sàng đồng ý với yêu cầu của người vợ".

Một số người cho rằng Luo tham lam: “Không tái hôn, cô ấy có thể nhận 5.000 nhân dân tệ mỗi tháng. Đó là nhiều hơn mức lương một công việc trung bình rồi".

Một người khác đặt câu hỏi: “Ba đợt Li trả tiền Luo có bị giới hạn thời gian không? Nếu trả muộn có bị phạt không? Nếu không ghi rõ những điều này, người vợ cũ sẽ còn phải chạy vạy đòi tiền trong khi cặp đôi mới tận hưởng thế giới hạnh phúc của họ".

Tỷ lệ ly hôn ở Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2019, sau đó giảm nhẹ, nhưng dữ liệu từ Bộ Nội vụ quốc gia này cho thấy tỷ lệ đang gia tăng trở lại. Hơn 3 triệu cặp vợ chồng ly hôn trong 9 tháng đầu năm 2022, theo số liệu gần đây nhất. So với dữ liệu cùng kỳ năm trước, con số tăng khoảng 200.000.

Từ tháng 1/2021, quốc gia tỷ dân áp dụng luật buộc các cặp đôi ly hôn đồng thuận phải dành 30 ngày để suy nghĩ lại quyết định. Sau một tháng, họ có thể nộp giấy tờ ly hôn lên chính quyền địa phương.

Theo thống kê của chính phủ Trung Quốc, quy định này dường như đã phát huy tác dụng khi ghi nhận số hồ sơ ly hôn giảm mạnh vào năm 2021. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại khoảng thời gian 30 ngày hòa giải sẽ hạn chế quyền tự do ly hôn hay cảm thấy bất mãn vì quyền tự do hôn nhân bị can thiệp.

Tại sao tình dục lại thú vị

Khi bước vào một căn phòng toàn những người xa lạ, chúng ta có thể cảm nhận được ai gây ấn tượng với mình chỉ dựa vào hình thức bên ngoài, nhờ vào “sự hấp dẫn giới tính", bao gồm những dấu hiệu về tuổi tác, giới tính, tình trạng sinh sản và phẩm chất của mỗi cá nhân, cùng với đó là các đáp ứng kích thích được lập trình đối với những đặc tính tình dục và cả những đặc điểm khác nữa.

Phụ nữ Trung Quốc bắt chước các ông chú quấy rối, chụp lén nữ giới

Quay video bắt chước những người đàn ông có hành vi coi thường, quấy rối hay chụp lén phụ nữ đang là trào lưu được nhiều nữ giới Trung Quốc hưởng ứng.

Mai An

Bạn có thể quan tâm