. |
BA là chuyên gia phân tích kinh doanh?
Để tìm được khái niệm chính xác nhất về nghề BA, chúng ta có thể lấy một ví dụ đơn giản. Một công ty phần mềm được khách hàng yêu cầu thiết kế phần mềm đặt tiệc cưới cho một chuỗi nhà hàng. Lúc này BA sẽ là người đi gặp gỡ và thu thập những thông tin về quy trình hoạt động và dịch vụ tiệc của chuỗi nhà hàng này. Họ sẽ tìm hiểu các bước trong quá trình đặt tiệc của khách tại các nhà hàng, cách quản lý các đơn hàng, mức giá và các dịch vụ trong một tiệc cưới mà nhà hàng cung cấp, số lượng, sức chứa và mức giá khác nhau của các phòng để tổ chức tiệc…
Tương tự như thế, chuyên viên BA có thể đi tìm hiểu thông tin về nguyên tắc quản lý điểm số học sinh ở trường học, hoạt động của công ty sản xuất rượu hay các công ty chứng khoán hoặc thuế. Vì thế, công việc của BA không phải là kinh doanh mà chỉ là tìm hiểu thông tin về các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ từ phía khách hàng để tạo nên mô hình tin học hóa từ các dữ liệu đó. Tóm lại, BA phải được dịch đúng là chuyên viên phân tích nghiệp vụ.
BA phải tìm hiểu các hoạt động nghiệp vụ từ các ngành nghề kinh doanh khác nhau để phân tích và đề xuất các giải pháp cải tiến quy trình, từ đó giúp hệ thống đó hợp lý hơn. |
Tất cả các BA đều phải là người lập trình giỏi?
Đa số mọi người đều cho rằng đội ngũ làm việc trong một dự án phần mềm chắc chắn là những người có kiến thức chuyên môn và am hiểu về lập trình. Thế nhưng những yêu cầu đối với một BA thì lại khác. Ngoài những kiến thức cơ bản về công nghệ, do tính chất công việc là cầu nối giữa khách hàng và nhóm lập trình nên có thể nói kỹ năng quan trọng nhất của BA không phải là lập trình tốt mà chính là khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin. Nói cách khác, không giống như công việc của các lập trình viên là thao tác và sử dụng công nghệ, BA không phải là người trực tiếp sản xuất phần mềm, vai trò của họ là tìm hiểu, tổng hợp tài liệu và trao đổi về những mong muốn của khách hàng.
Vai trò của BA là tìm hiểu, tổng hợp tài liệu và trao đổi về những mong muốn của khách hàng. |
Sau khi gặp gỡ khách hàng và nhận yêu cầu, các BA sẽ tiến hành xây dựng tài liệu để đề xuất các phương án khả thi, thực hiện báo cáo tóm tắt dự án, phân tích chi phí, lịch trình thử nghiệm và hướng dẫn sử dụng cho các quá trình kinh doanh mới. Từ cơ sở đó, họ sẽ truyền đạt thông tin lại cho các lập trình viên để tiến hành xây dựng sản phẩm phần mềm cuối cùng theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Theo đuổi nghề BA ngay từ bây giờ
Hiện nay, với sự đầu tư ồ ạt của các công ty nước ngoài và sự phát triển ứng dụng công nghệ phần mềm trong kinh doanh, vị trí của các BA rất quan trọng và có quyết định rất lớn đến kết quả của các dự án. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có bất cứ nơi đào tạo nghề này một các chuyên nghiệp và bài bản. Vì thế, BAC, trung tâm đào tạo và tư vấn nghề BA đầu tiên tại Việt Nam, sẽ giúp các bạn yêu thích nghề BA có thể tìm hiểu và theo đuổi niềm đam mê của mình.
BAC đã tổ chức nhiều khóa đào tạo đa dạng hướng đến các đối tượng chính là sinh viên CNTT, nhân viên CNTT, chuyên viên BA muốn nâng cao trình độ và những đối tượng khác có mong muốn tìm hiểu về nghề. BAC còn cung cấp nguồn nhân lực chuyên về nghề phân tích nghiệp vụ phần mềm cho các công ty phát triển phần mềm trong và ngoài nước. Hiện nay, với một đội ngũ giảng viên là những chuyên gia hàng đầu trong nghề với nhiều năm kinh nghiệm, công ty BAC đào tạo các khóa học:
- Phân tích nghiệp vụ phần mềm cơ bản (Junior Business Analyst)
- Phân tích nghiệp vụ phần mềm nâng cao (Senior Business Analyst)
- Luyện thi chứng chỉ IIBA (CCBA, CBAP)
- Ngoài ra, BAC còn cung cấp các dịch vụ tư vấn, xây dựng, phát triển tư liệu yêu cầu sản phẩm phần mềm và giải pháp CNTT cho các doanh nghiệp.
Để đăng kí các khóa học cũng như tham khảo các dịch vụ tư vấn của BAC, truy cập tại đây.
Email: info@bacs.vn và| bac.trainingba@gmail.com
Hoặc gọi đến số Hotline: 0909310768
Tư liệu: BAC