Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

#FORMAT

Làm thế nào để đương đầu với nỗi lo mắc Covid-19

Sự cô lập và bất an kéo dài do dịch bệnh, cùng tình trạng số ca nhiễm tăng cao, có thể gây ra "hội chứng lo âu vì Covid-19".

hoi chung lo au vi Covid-19 anh 1hoi chung lo au vi Covid-19 anh 2

Sự cô lập và bất an kéo dài do dịch bệnh, cùng tình trạng số ca nhiễm tăng cao, có thể gây ra "hội chứng lo âu vì Covid-19".

hoi chung lo au vi Covid-19 anh 3

Ở thời điểm hiện tại, mỗi ngày, Việt Nam ghi nhận hàng nghìn ca dương tính với virus SARS-CoV-2. Khác với những đợt lây nhiễm trước, làn sóng Covid-19 lần này diễn biến phức tạp hơn.

Tình trạng dịch bệnh khiến nhiều người hoang mang, không biết liệu mình có đang nhiễm virus hoặc vô tình làm liên lụy tới những người xung quanh. Sự bất an này sẽ kéo dài đến khi dịch bệnh được kiểm soát, thậm chí lâu hơn.


Hội chứng lo âu vì Covid-19

Trong quá trình nghiên cứu về hậu quả tâm lý của đại dịch, các nhà khoa học đã xác định nhóm triệu chứng lo âu liên quan đến Covid-19, theo Medical News Today.

Hội chứng lo âu vì Covid-19 có thể biểu hiện qua nỗi ám ảnh cưỡng chế với vấn đề vệ sinh hoặc sự căng thẳng cực độ khi xuất hiện triệu chứng liên quan, ngay cả với những người ít có khả năng nhiễm virus.

Theo Frontiers in Psychology, có nhiều yếu tố dẫn đến hội chứng này, bao gồm: khả năng chịu đựng thấp trước tình huống bất ổn, việc tiếp xúc quá nhiều với tin tức và sự bất an kéo dài.

Hội chứng này có thể làm gia tăng sự căng thẳng, lo âu, thậm chí dẫn đến ý muốn tự sát, theo các nhà nghiên cứu.

Dù cẩn thận và có ý thức phòng dịch là điều tốt, chúng ta cũng cần để tâm tới sức khỏe tinh thần và tránh để sự lo âu ăn mòn tâm trí. Sau đây là một số điều cần lưu ý để không bị chìm sâu trong nỗi lo về Covid-19.


Cẩn thận khi theo dõi tin tức

Khi dịch bệnh diễn ra, việc cập nhật tin tức là bức thiết để hiểu tình trạng hiện tại và tìm cách xử trí. Tuy vậy, chúng ta cần lựa chọn cẩn thận thông tin mình tiếp thu để tránh sự hoang mang, quá tải.

Nhà tâm lý học Dave Smithson, giám đốc điều hành tại Anxiety UK, cho biết: "Nếu tin tức làm tăng sự lo âu trong bạn, hãy chỉ tiếp nhận một lượng thông tin nhỏ mỗi ngày. Trong thời gian còn lại, bạn có thể hạn chế theo dõi mạng xã hội và phương tiện truyền thông".

Trang Verywell Mind cũng khuyên mọi người nên hướng đến những tin tức, câu chuyện tích cực để tránh hoang mang và giữ vững tinh thần.


Làm những điều giúp bạn an tâm

Nếu cần thiết phải ra ngoài đường mùa dịch vì công việc hoặc mua nhu yếu phẩm, bạn cần thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn như đeo khẩu trang, đi găng tay, mặc đồ bảo hộ, mang theo đồ xịt khuẩn. Việc này sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn.

Nỗi lo bắt nguồn một phần từ sự bất an, không chắc chắn. Bởi vậy, để tránh suy nghĩ quẩn quanh về khả năng mắc bệnh của mình, bạn có thể thực hiện đầy đủ những biện pháp phòng ngừa, đồng thời tăng cường sức đề kháng nhằm chống lại dịch bệnh.


Chia sẻ, tìm kiếm sự trợ giúp

Trang Verywell Mind gợi ý bạn tìm đến một người đáng tin cậy để chia sẻ cảm xúc lo âu này. Khi được "xả" như vậy, bạn sẽ cảm thấy mình được đồng cảm, ủng hộ và không đơn độc.

Nếu nỗi lo trở nên trầm trọng hơn, gây ảnh hưởng tới những hoạt động thường ngày, bạn có thể tìm sự trợ giúp từ chuyên gia tâm lý.

Giáo sư Marcantonio Spada, người nghiên cứu về hội chứng lo âu vì Covid-19, đề xuất liệu pháp nhận thức hành vi giúp bạn giảm sự chú ý vào dịch bệnh và tập trung vào những khía cạnh khác của cuộc sống.

Cách gì để tránh 'sức tàn lực kiệt' khi làm việc ở nhà

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, tình trạng uể oải dễ xảy ra hơn khi người lao động giảm kết nối với xung quanh, quanh quẩn cả ngày trong phòng.

Mai Hoàng

Đồ họa: Hina

Bạn có thể quan tâm