Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lễ hội đánh nhau để lấy máu bón cho đất

Lễ hội Pasola là cuộc chiến đẫm máu giữa 2 bộ tộc láng giềng. Đàn ông cưỡi ngựa, ném giáo về phía nhau để máu chảy xuống đất. Không có máu tưới cho đất thì vụ mùa sẽ thất bại.

Sumba là một hòn đảo nhỏ của Indonesia với dân số khoảng 650.000 người. Không giống các hòn đảo khác ở Indonesia, ngựa đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa của người Sumba.
Sumba là một hòn đảo nhỏ của Indonesia với dân số khoảng 650.000 người. Không giống các hòn đảo khác ở Indonesia, ngựa đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa của người Sumba.
Phần lớn diện tích đảo Sumba được bao phủ bởi những cánh đồng lúa. Người Sumba tin rằng, để vụ mùa bội thu thì máu phải đổ xuống đất.
Phần lớn diện tích đảo được bao phủ bởi những cánh đồng lúa. Người Sumba tin rằng, để vụ mùa bội thu, máu phải đổ xuống đất.
Bởi vậy, một trong những truyền thống quan trọng nhất của người Sumba là lễ hội thường niên Pasola. Đây là cuộc chiến đẫm máu giữa 2 bộ tộc láng giềng. Đàn ông cưỡi trên lưng ngựa, ném những ngọn giáo về phía nhau để máu chảy xuống đất. Không có máu tưới cho đất thì vụ mùa sẽ thất bại.
Bởi vậy, một trong những truyền thống quan trọng nhất của người Sumba là lễ hội thường niên Pasola. Đây là cuộc chiến đẫm máu giữa 2 bộ tộc láng giềng. Đàn ông cưỡi trên lưng ngựa, ném những ngọn giáo về phía nhau để máu chảy xuống đất. Không có máu tưới cho đất, vụ mùa sẽ thất bại.
Lễ hội Pasola được ấn định vào ngày những con sâu biển Nyale xuất hiện, mỗi năm một lần. Các pháp sư được gọi là ratus ngồi chờ ngoài bờ biển đợi sâu biển xuất hiện. Màu của sâu biển sẽ dự báo cho chất lượng của vụ mùa.
Lễ hội Pasola được ấn định vào ngày những con sâu biển Nyale xuất hiện, mỗi năm một lần. Các pháp sư được gọi là ratus ngồi ngoài bờ biển đợi sâu xuất hiện. Màu của sâu biển dự báo cho chất lượng của vụ mùa.
Sau khi các ratus tiên đoán về vụ mùa và chốt ngày cho lễ hội, người Sumba kéo ra bờ biển để tận mắt đánh giá những con sâu biển.
Sau khi các ratus tiên đoán về vụ mùa và chốt ngày cho lễ hội, người Sumba kéo ra bờ biển để tận mắt đánh giá những con sâu biển.

Bộ lạc đưa người chết đi quanh làng như zombie

Xác chết người lớn được ướp chờ đủ tiền làm tang lễ, xác trẻ em được đặt vào trong các thân cây rỗng. Sau nhiều năm, xác được khai quật và đi trong làng như zombie.

Vào đêm trước lễ hội Pasola, người Sumba tụ tập để tham gia pejura, trận đấu võ bên bờ biển.
Vào đêm trước lễ hội Pasola, người Sumba tụ tập để tham gia pejura, trận đấu võ bên bờ biển.
Nguyên tắc của trận đấu này là đánh bằng tay không, nhưng nhiều người tham gia gian lận bằng cách giấu đá, sừng trâu, mảnh kính trong nắm đấm. Pejura được coi là cách giải quyết xung đột cũ giữa các bộ lạc đối lập.
Nguyên tắc của trận đấu này là đánh bằng tay không, nhưng nhiều người tham gia gian lận bằng cách giấu đá, sừng trâu, mảnh kính trong nắm đấm. Pejura được coi là cách giải quyết xung đột cũ giữa các bộ lạc đối lập.
Pejura diễn ra bên bờ biển, dưới ánh trăng, không được phép dùng đèn đuốc. Bởi vậy khán giả cũng bị đánh nhầm.
Pejura diễn ra bên bờ biển, dưới ánh trăng, không được phép dùng đèn đuốc. Bởi vậy khán giả cũng bị đánh nhầm.
Lễ hội Pasola diễn ra trong vài ngày tại nhiều thị trấn. Đàn ông từ 14 – 40 tuổi thuộc các bộ lạc đối lập cưỡi trên lưng ngựa, đánh nhau bằng những cây giáo gỗ. Cuộc chiến có thể trở nên vô cùng tàn bạo. Các chiến binh ra sức ném giáo vào ngực, vào đầu, vào mắt nhau.
Lễ hội Pasola diễn ra trong vài ngày tại nhiều thị trấn. Đàn ông từ 14-40 tuổi thuộc các bộ lạc đối lập cưỡi trên lưng ngựa, đánh nhau bằng những cây giáo gỗ. Cuộc chiến có thể trở nên vô cùng tàn bạo. Các chiến binh ra sức ném giáo vào ngực, đầu, mắt nhau.
Đám đông vây quanh xem lễ hội Pasola. Nhiều người trèo lên cây để nhìn cho rõ.
Đám đông vây quanh xem lễ hội Pasola. Nhiều người trèo lên cây để nhìn cho rõ.
Người đàn ông này có nhiệm vụ nhặt giáo trong lễ hội. Hàm răng của ông có màu đen do nhai trầu nhiều năm.
Người đàn ông này có nhiệm vụ nhặt giáo trong lễ hội. Hàm răng của ông có màu đen do nhai trầu nhiều năm.
Lễ hội Pasola trước kia từng sử dụng giáo mũi sắt hoặc dao, khiến nhiều người chết và bị thương trong khi đánh nhau. Ngày nay, người Sumban dùng giáo cùn nhưng vẫn rất nguy hiểm. Vài năm trước, một người xem bị thiệt mạng khi bị giáo đâm trúng mắt. Nếu một người bị ngã ngựa thì người kia không đánh nữa mà ném giáo đi và đấm tay vào không khí như một người chiến thắng trong sự cổ vũ của khán giả.
Lễ hội Pasola trước kia từng sử dụng giáo mũi sắt hoặc dao, khiến nhiều người chết và bị thương trong khi đánh nhau. Ngày nay, người Sumban dùng giáo cùn nhưng vẫn rất nguy hiểm. Vài năm trước, một người xem bị thiệt mạng khi bị giáo đâm trúng mắt. Nếu một người bị ngã ngựa thì người kia không đánh nữa mà ném giáo đi và hân hoan chiến thắng trong sự cổ vũ của khán giả.
Lễ hội Pasola phải tiếp tục cho tới khi đổ máu. Nếu không có máu thì sẽ không có vụ mùa. Người đàn ông này bị giáo đâm trúng mặt, rách mũi.
Lễ hội Pasola phải tiếp tục cho tới khi đổ máu. Nếu không có máu, vụ mùa sẽ thấ bát. Người đàn ông này bị giáo đâm trúng mặt, rách mũi.
Ngoài lễ hội Pasola, đám tang cũng là một nghi lễ quan trọng của người Sumba. Người làng giết trâu, lợn để cúng tế thần và người chết.
Ngoài lễ hội Pasola, đám tang cũng là một nghi lễ quan trọng của người Sumba. Người làng giết trâu, lợn để cúng tế thần và người chết.
Một bà sơ thường chủ trì tang lễ. Đầu tiên họ thịt chó, rồi thịt lợn và sau cùng là mổ trâu. Người ta chỉ thịt ngựa khi một đấu sĩ qua đời để cho anh ta có ngựa mang về thế giới bên kia.
Một bà sơ thường chủ trì tang lễ. Đầu tiên họ thịt chó, rồi thịt lợn và sau cùng là mổ trâu. Người ta chỉ thịt ngựa khi một đấu sĩ qua đời để cho anh ta có ngựa mang về thế giới bên kia.
Giết gia súc là phần quan trọng nhất của tang lễ. Xác súc vật bị ném vào lửa sau khi giết thịt.
Giết gia súc là phần quan trọng nhất của tang lễ. Xác súc vật bị ném vào lửa sau khi giết thịt.

Thúy Nguyễn

Bạn có thể quan tâm