Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Liên minh – con đường khó tránh của các hãng xe trong cuộc đua tự lái

Gần như tất cả hãng xe trên thế giới đều quyết định sản xuất xe tự lái nhưng họ không thể làm một mình mà cần có một hãng công nghệ hỗ trợ để san sẻ gánh nặng.

BMW và Daimler – hai nhà sản xuất xe sang hàng đầu thế giới – vừa tuyên bố những hợp tác với các nhà cung cấp để “chung tay” phát triển xe tự lái.

Tuy nhiên, động cơ đằng sau những quyết định đó, như các Giám đốc điều hành và chuyên gia trong ngành thừa nhận với Reuters, là sự lo sợ xe tự lái chưa thể đáp ứng được lợi nhuận như kỳ vọng của các hãng khi so với cơn sốt đầu tư ban đầu.

Nở rộ xu hướng liên minh tự lái

“Mặc dù đây là một thị trường rộng lớn nhưng có thể nó chưa xứng với mức đầu tư lớn đến như vậy”, một thành viên giấu tên của Hội đồng quản trị một hãng xe Đức chia sẻ với Reuters.

xe tu lai anh 1
BMW tận dụng công nghệ của các đơn vị cung cấp để phát triển xe tự lái. Ảnh: Carscoops.

Hãng kiểm toán Frost & Sullivan ước tính hàng chục công ty, trong đó có cả các hãng xe và công nghệ như Google, Uber, đang ganh đua trong thị trường mà chỉ đóng góp khoảng 10-15% số xe vào hệ thống giao thông tại châu Âu trong năm 2030.

Dẫu vậy, bản thân các hãng xe đều xác định nhu cầu sở hữu xe riêng sẽ tụt giảm mạnh trong tương lai không xa. Do đó, hầu hết họ đều có những bước đi rõ ràng trong việc nghiên cứu và sản xuất xe tự lái. Vấn đề chỉ nằm ở gánh nặng đầu tư cũng như rủi ro trong kinh doanh.

Có điều, các toan tính được điều chỉnh hơn một năm qua khi việc sản xuất xe tự lái được các hãng thay đổi cách gọi, từ kinh doanh sang phát triển. Hay nói cách khác, các hãng xe tìm kiếm liên minh để hai bên đều có lợi (win-win).

xe tu lai anh 2
Google và Lexus liên minh trong cuộc đua xe tự lái. Ảnh: Google.

Tháng 7 năm ngoái, BMW trở thành hãng xe đầu tiên từ bỏ việc đứng độc lập trong dự án xe tự lái để hợp tác với một đơn vị thứ 2 – nhà sản xuất chip Intel cũng như đơn vị sản xuất camera và phần mềm Mobileye – để xây dựng một nền tảng thống nhất cho xe tự lái vào năm 2021.

“Ngồi ở một công ty khác, bạn mới nhận ra rằng chúng ta đang ngồi trên chung một con thuyền. Chúng ta đang đầu tư hàng tỷ USD và quan điểm của chúng tôi là hãy cùng đầu tư để phát triển một nền tảng thống nhất”, Klaus Buettner – phó chủ tịch BMW phụ trách dự án xe tự lái – khẳng định trên Reuters.

Sau BMW, thương hiệu Mercedes-Benz của Daimler cũng hợp tác với Bosch trong 3 tháng qua để phát triển xe tự lái. Bãi đỗ xe thông minh dùng cơ sở vật chất của Bosch nhưng tương thích với S-Class bán tự lái chính là sản phẩm chung đầu tiên cho kỳ vọng ra mắt xe tự lái hoàn toàn vào năm 2020.

xe tu lai anh 3
Người dùng chỉ cần đưa xe vào cửa hầm, bấm một nút trên màn hình điện thoại (dùng app cài sẵn) để xe tự động lái vào chỗ đỗ còn trống. Chiều về, người dùng đứng ở cửa ra và bấm nút gọi xe để xe tự động lái ra chỗ chờ. Ảnh: Mercedes-Benz.

GM thâu tóm Cruise Automation. Volvo bắt tay Uber. Ford hợp tác cùng Google và BlackBerry. Nhà sản xuất Nhật Bản Honda cũng tìm kiếm một nhà cung cấp để kịp ra mắt xe tự lái khoảng năm 2020.

Chia sẻ gánh nặng

Klaus Froehlich – thành viên Hội đồng quản trị BMW phụ trách mảng xe tự lái – chia sẻ hãng xe Đức có thể thiệt hại khi đầu tư vào mẫu xe tự lái hoàn toàn đầu tiên, giống như kịch bản họ từng hứng chịu trong mảng xe điện (thế hệ đầu tiên).

Tuy nhiên, phát triển xe tự lái là con đường buộc phải bước đi để không bị thụt lùi trong cuộc đua sống còn với các đối thủ.

“Khi mục tiêu này được san sẻ thì chúng tôi có thể khẳng định là chúng tôi không còn trở ngại gì”, Klaus Froehlich nhận định.

Về phía các nhà cung cấp như Intel, Mobileye, họ cũng có miếng bánh riêng khi bước được một chân vào lĩnh vực sản xuất xe hơi vốn rất béo bở. Việc san sẻ gánh nặng với các hãng xe được hiểu như một sự sản sẻ đầu tư cho chính họ, Reuters viết.

Thành quả sẽ nằm ở đội xe tự lái mà các liên minh hứa hẹn ra mắt trong năm 2020 hoặc 2021. Một trong những hướng đi hứa hẹn khi phát triển xe tự lái – một phần nhằm đáp ứng lợi nhuận mong đợi của các hãng – là cung cấp xe tự lái cho loại hình taxi. Trong tương lai, taxi truyền thống sẽ được thay thế bằng “robotaxi”.

Cả Ford và GM đều đã đầu tư ít nhất 2 tỷ USD (mỗi công ty) để phát triển đội xe taxi tự lái nhằm kịp đưa vào sử dụng từ năm 2021.

Theo báo cáo từ hãng kiểm toán McKinsey, robotaxi sẽ có đóng góp quan trọng vào dịch vụ đi chia sẻ và xe chia sẻ khi năm ngoái, doanh thu lên tới 53 triệu USD. Tới năm 2030, con số này được dự đoán nhảy vọt lên ngưỡng 2 nghìn tỷ USD

Các hãng ôtô chuẩn bị cho thời đại xe cá nhân bị thất sủng

Sự bùng nổ của xe tự lái và dịch vụ vận tải công cộng đang gây áp lực lớn lên xe cá nhân.

Hồng Quân

Bạn có thể quan tâm