Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Livemap - mũ bảo hiểm mọi tay chơi đều thèm khát

Bạn sẽ biến thành Iron man với chiếc mũ bảo hiểm này. Mọi thông tin sẽ được đưa đến não bạn cực nhanh nhạy và thông minh thông qua giao tiếp bằng giọng nói.

Livemap - mũ bảo hiểm mọi tay chơi đều thèm khát

Bạn sẽ biến thành Iron man với chiếc mũ bảo hiểm này. Mọi thông tin sẽ được đưa đến não bạn cực nhanh nhạy và thông minh thông qua giao tiếp bằng giọng nói.

Những công nghệ hàng đầu đã được ứng dụng nhiều hơn vào thực tế cuộc sống, giúp cho người điều khiển xe máy tận hưởng những tiện ích tốt hơn và an toàn hơn. Không đơn giản chỉ là chiếc mũ bảo hiểm thông thường, LiveMap là một trong số những loại mũ bảo hiểm tiên tiến nhất cho đến nay.

Nền tảng xuất xứ

Mũ bảo hiểm LiveMap là đứa con tinh thần của rất nhiều tay lái và nhà khoa học người Nga, tất cả tìm kiếm một cách thức mới để tích hợp nhiều chức năng vào một thiết bị duy nhất, đơn giản hóa cách truy cập vào các tiện ích khác nhau mà người đi xe máy sử dụng, chẳng hạn như điều hướng, gọi điện thoại, nghe nhạc hay kết nối.

Nguyên lý đằng sau Livemap không thực sự mới mẻ: HMD (màn hình gắn phía trong mũ bảo hiểm) đã có sẵn trong lĩnh vực quân sự trong nhiều thập kỷ qua, tốt hơn và tinh vi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, công nghệ này hoàn toàn có thể sử dụng với mục đích hòa bình.

Nền tảng công nghệ của mũ bảo hiểm Livemap đã được sử dụng rộng rãi trong quân sự.

Dự án được bắt đầu hơn 5 năm trước và cho tới thời điểm này, mọi thứ bắt đầu kết hợp cùng nhau đúng cách, tất cả các bộ phận đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và tái thiết kế và được sắp xếp đúng vị trí để tạo nên một tổng thể thống nhất đầy đủ chức năng.

Với sự hỗ trợ từ Bộ Khoa học Mát-xcơ-va và nhiều tổ chức khác, nhóm nghiên cứu LiveMap đã dựng nguyên mẫu lớp vỏ bên ngoài, bảng điện tử, hệ thống quang học và phần mềm. Sản phẩm này đang yêu cầu sự tài trợ từ cộng đồng qua Indiegogo và nếu mọi thứ đang thực hiện đúng như kỳ vọng, công chúng có thể thấy loại mũ bảo hiểm tiên tiến này xuất hiện trên đường phố lần đầu tiên vào năm 2014.

Tiện ích

Mục đích của LiveMap là xóa mờ ranh giới giữa phim khoa học viễn tưởng Hollywood và thực tế, mang đến những gì tốt nhất của hai thế giới này và kết hợp cùng nhau trong một sản phẩm công nghệ để thay đổi cách chúng ta tương tác với môi trường khi điều khiển mô-tô.

Bản đồ giấy có rất nhiều hạn chế, trong khi màn hình cảm ứng GPS có xu hướng làm phân tâm bởi người dùng cần phải tập trung cả hai mắt và một tay để điều chỉnh thiết bị. LiveMap không cần đến bất cứ điều gì ở trên vì sản phẩm được thiết kế để cung cấp sự độc lập hoàn toàn khi sử dụng.

Mũ bảo hiểm này tích hợp thiết bị định vị GPS và một la bàn kỹ thuật số: nó tái lập cách súng ngắn theo dõi chuyển động đầu của phi công chiến đấu để theo dõi và hiển thị hình ảnh dễ dàng hơn. Sản phẩm cũng bao gồm một micro và tai nghe kép bởi LiveMap tương tác bằng công nghệ nhận dạng giọng nói.

Hoạt động của thiết bị định vị GPSBước đầu tiên trong sự phát triển của LiveMap là sự tích hợp thiết bị định vị theo một cách chưa từng được thực hiện trước đó, là sự sao chép cách thức thông tin, cảnh báo và nhiều thứ khác được hiển thị trên màn hình head-up (HUD) và màn hình gắn trong mũ bảo hiểm (HMD) của phi công chiến đấu. Nguyên mẫu mới sử dụng khá nhiều công nghệ tương tự nhưng màn hình hiển thị được kết nối với “bộ não” của mũ bảo hiểm, một thiết bị thông minh không chỉ có chức năng như một hệ thống định vị mà còn là trung tâm nhận lệnh bằng giọng nói và thực hiện, có khả năng hiểu các yêu cầu của người lái và truyền đạt thông tin cần thiết.

Những tính năng công nghệ cao chỉ dùng trong quân đội xuất hiện trên một chiếc mũ bảo hiểm dân dụng.

Nếu bạn muốn, LiveMap hoạt động khá giống Siri trên iPhone hặc S Voice trên hệ điều hành Android của Samsung: nó nhận biết một loạt các lệnh bằng lời nói tiếng Anh và sau đó thực hiện những hành động cần thiết.

Định hướng tuyến đường, tìm kiếm địa chỉ, lựa chọn địa điểm và nhiều ứng dụng khác đều được thực hiện bằng khẩu lệnh thay vì sử dụng tay để gõ và chọn trên màn hình cảm ứng. Các dữ liệu hình ảnh được trình bày theo nhiều cách dễ đọc trên HMD.

Những lệnh bằng giọng nói đơn giản cho phép bạn lựa chọn và điều hướng.

Hiển thị rõ ràng, hình ảnh trực quan luôn luôn ở trọng tâm màn hình, người lái không cần phải cố gắng quan sát. Ví dụ như hình ảnh mờ đầy màu sắc được hiển thị trực tiếp trên tấm che trước mặt, giống như trong một chiếc mũ bảo hiểm của máy bay chiến đầu F-35.

Thiết bị cảm biến ánh sáng được gắn bên ngoài vỏ mũ tự động điều chỉnh độ sáng của hình ảnh để người lái có thể quan sát thoải mái. Hình ảnh hiển thị của HMD không cản trở tầm nhìn và không làm lạc hướng chú ý.

Thậm chí, lượng dữ liệu cũng phụ thuộc vào vận tốc: hệ thống màn hình chỉ hiển thị những dữ liệu cần thiết hàng đầu và tóm tắt khi xe chạy với tốc độ cạo hơn và những thông tin toàn diện chỉ được cung cấp khi xe giảm tốc và dừng hẳn. Để khiến mọi việc dễ dàng, hệ thống nhành chóng chuyển đổi quay vòng giữa hay cách hiển thị dữ liệu mà không cần sự can thiệp của người dùng.

Màn hình ở tốc độ cao chỉ hiển thị những dữ liệu cơ bản.
Bản đồ toàn diện chỉ hiển thị khi xe đã dừng hẳn.

Hoạt động của la bàn kỹ thuật số

La bàn kỹ thuật số đóng vai trò rất quan trong trong cách thông tin hình ảnh được hiển thị, làm cho mọi thứ đơn giản để nhận diện: khi người lái quay đầu, la bàn LiveMap xác định trục trung tâm của khung cảnh trước mắt và quay hình ảnh HMD dựa theo đó, giữ cho phương hướng luôn trong khu vực trực quan.

Có nghĩa rằng, với tuyến đường thực tế của bạn, chẳng bạn là 500 mét ở phía trước, hệ thống sẽ tự động xoay hình ảnh sang bên phải khi bạn quay đầu sang trái, như vậy sẽ cung cấp những hướng dẫn trực quan và dễ dàng xác định hướng bạn cần đi theo.

Nếu đã sử dụng định vị trên smartphone trong trước đây, chắc hẳn bạn cũng hiểu sự khác biệt giữa chỉ dẫn của bản đồ với tuyến đường thực tế gây mất phương hướng ra sao. Nhờ vào công nghệ mới của LiveMap, vẫn đề này chỉ còn thuộc về quá khứ.

Kết cấu cơ bảnKích thước bên ngoài của LiveMap lớn hơn mũ bảo hiểm thông thường để đảm bảo sự kết hợp của tất cả công nghệ và phần cứng bên trọng. Tuy nhiên, nhờ lớp vỏ bằng chất liệu các-bon, trọng lượng tổng thể ước tính ở mức 1,4 kg.

Cấu trúc sợi carbon giúp cho LiveMap vừa nhẹ vừa chắc chắn.

Để được trở thành loại mũ bảo hiểm được sản xuất hàng loạt, các nhà phát minh sẽ phải cần sự thừa nhận và tuân thủ theo những tiêu chuẩn an toàn của Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản như DOT, ECE 22.05 và JIS T 8133.

Điện năng sẽ được cung cấp bởi hai viên pin 3000 mAh có thể sạc nhiều lần. Ước tính dung lượng pin có thể kéo dài cả một ngày. Nhưng khi sử dụng cho những chuyến đi dường dài, dự đoán đầu vào của pin có thể tiếp nhận năng lượng từ bộ chuyển đổi USB trên xe.CEO của công ty thậm chí còn cho rằng LiveMap giống như mũ bảo hiểm của Iron Man: “Chúng tôi đang nghiên cứu một chiếc mũ hàng đầu, nhìn khá ngầu và có thể một chút đáng sợ”.

Dự án nghiên cứu và phát triển loại mũ bảo hiểm tiên tiến này nhận được nhiều hỗ trợ kinh phí từ các doanh nghiệp ở Nga. Nếu mọi việc diễn ra tốt đẹp, LiveMap sẽ ra mắt ở các nước nói tiếng Anh (Mỹ, Anh, Canada và Úc) trong quý 3, 4 năm 2014 và triển vọng ra mắt tai Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Đức, Nhật Bản, Hy Lạp và cuối cùng ở Nga trong năm 2015.

Theo Trí Thức Trẻ/Autopro

Theo Trí Thức Trẻ/Autopro

Bạn có thể quan tâm