Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Lo lắng tương lai sinh viên ngành chống tham nhũng tại Trung Quốc

Trước thông tin 16 trường đại học Trung Quốc sẽ mở chuyên ngành chống tham nhũng, nhiều học giả bày tỏ lo ngại về khả năng việc làm tương lai của sinh viên chuyên ngành này.

Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trong thời gian tới, 16 trường đại học nước này sẽ thành lập các chuyên ngành về "kiểm tra và giám sát".

Nói chuyện với Times Higher Education, các học giả tán thành về việc Trung Quốc cần nhiều sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng giải quyết tận gốc các hành vi hành chính sai trái. Nhưng đồng thời, họ cũng bày tỏ nhiều lo ngại về tình hình việc làm và khả năng duy trì công việc của sinh viên chuyên ngành này.

nganh chong tham nhung anh 1

Chuyên gia lo ngại về cơ hội việc làm của sinh viên ngành chống tham những tại Trung Quốc. Ảnh: THE.

Alex He, thành viên cao cấp nghiên cứu chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế, tổ chức tư vấn có trụ sở tại Canada, bày tỏ cái nhìn không tích cực về triển vọng việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp và sức hấp dẫn trong lĩnh vực tư nhân. Ngoài ra, ông cũng bày tỏ nghi vấn về độ quan trọng của ngành học này.

"Chỉ các cơ quan chính phủ mới có thể quan tâm đến việc tuyển dụng sinh viên chuyên ngành thanh tra và giám sát… Công việc nhà nước dường như là lựa chọn duy nhất mà họ có, đặc biệt trong bối cảnh thị trường việc làm ảm đạm ở Trung Quốc ngày nay", ông nói.

Theo báo cáo của truyền thông, ngành học sẽ bao gồm những bài học về hành chính công, luật pháp và hệ thống chính trị Trung Quốc. Ngoài ra, sinh viên cũng được đào tạo về các kỹ năng điều tra, kinh tế và kinh doanh.

Tuy nhiên, ông He cho rằng những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm học được từ trường đại học không đủ để sinh viên mới ra trường có thể xử lý tham nhũng.

Tương tự ông He, ông William Hurst, giáo sư về Phát triển Trung Quốc tại ĐH Cambridge, cũng hoài nghi về ngành học chống tham nhũng. Bên cạnh đó, ông cảnh báo việc thiếu nhân sự ngành học này, kể cả khi sinh viên có kỹ năng tốt tốt nghiệp hàng loạt mỗi năm.

"Dù tuyển dụng nhiều sinh viên giỏi về làm việc, chính quyền vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân sự do các sinh viên giỏi thường được nhiều công ty hay tập đoàn tư nhân lớn mời về làm việc với mức lương béo bở", ông giải thích.

Ông Hurst cho rằng việc mở ngành chống tham nhũng có thể cung cấp nhân lực cho Ủy ban Giám sát Trung Quốc, một cơ quan nhà nước chuyên trách điều tra và truy tố tham nhũng mới mở ra gần đây.

Ông Futao Huang, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Giáo dục Đại học tại ĐH Hiroshima, cho hay dù việc thành lập ngành chống tham nhũng mới chỉ được quyết định trong thời gian gần đây, ý tưởng thành lập ngành học này đã xuất hiện từ một thập kỷ trước.

Ông cho hay ý tưởng này đã có từ năm 2008, khi một số trường đại học cân nhắc việc thành lập ngành kiểm tra và giám sát. Trong khoảng thời gian này, hàng chục viện nghiên cứu trực thuộc trường đại học về lĩnh vực này cũng đã được mở ra.

Ông Huang cũng cho rằng sinh viên tốt nghiệp ngành tham nhũng không chỉ phù hợp với công việc nhà nước mà còn cung cấp nhân sự cho việc giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực này.

Sách dành cho thời thanh xuân đã qua của bạn

Dành cho những độc giả muốn hoài niệm về một thời thanh xuân đã qua (hoặc chưa từng qua), mục Giáo dục trân trọng giới thiệu Ai đó chạy cùng ta, câu chuyện về tình yêu, về tuổi trẻ "tuột xích", về hành trình trưởng thành, đặt trong bối cảnh xã hội Israel hiện đại; hay Nắp biển, một lời tự sự của người ưa hoài niệm trong những khoảnh khắc cô đơn chỉ biết nhớ về những điều đã cũ; hoặc thân thuộc hơn, 8 bộ manga nổi tiếng về chủ đề thanh xuân.

Giáo viên ở Anh sửa xe, làm ở bar vì lương dạy học không đủ sống

Tiền lương hàng tháng không đủ trả các khoản chi tiêu cơ bản, nhiều giáo viên phải nhận sửa xe, dọn dẹp và làm ở quán bar để kiếm thêm thu nhập.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm