Cây sen có tên khác là liên, ngậu (cách gọi của người Tày). Tên khoa học của sen là Nelumbo nucifera Gaertn.
BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị Điều trị ban ngày Bệnh viên Đại học Y dược TPHCM (cơ sở 3), giảng viên Đại học Y dược TP.HCM, cho biết từ thời cổ đại, hoa sen đã phổ biến dọc theo bờ sông Nile. Từ Ai Cập, sen được nhân giống và trồng rộng rãi khắp Ba Tư, Ấn Độ và Trung Quốc .
Sen được mang từ Trung Quốc vào Nhật Bản trồng trong hơn 1.000 năm. Ở Trung Quốc, sen là cây công nghiệp phát triển trên hơn 40.000 ha. Ở Ấn Độ, sen rất là loài thực vật phổ biến.
Ngày nay, sen được trồng làm cảnh khá nhiều và cũng là dược liệu phổ biến trên thế giới.
Theo y học cổ truyền, nhiều nước dùng tất cả các bộ phận của sen làm thuốc. Thân rễ (củ) được dùng cho bệnh trĩ và bệnh lỵ mạn tính, rối loạn tiêu hóa, thuốc lợi tiểu và lợi mật.
Sen có nhiều công dụng. Ảnh: VTC. |
Phần gốc sen sử dụng trong y học Ayurvedic Ấn Độ bản địa, làm thuốc lợi tiểu và tẩy giun, đái rắt, nôn mửa, bệnh phong, bệnh da và kiệt sức do lo lắng.
Lá được sử dụng điều trị nôn ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, đái ra máu, băng huyết và tăng lipid máu. Hoa rất hữu ích trong điều trị tiêu chảy, dịch tả, sốt và loét dạ dày.
Trong thiên nhiên, ít có loài thực vật nào như cây sen, khi toàn bộ các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Tại Việt Nam, sen trồng trong ao hồ lấy hoa và hạt một phần được dùng làm dược liệu.
Hải Thượng Lãn Ông đã viết về cây sen như sau: “Cây mọc từ dưới bùn đen mà không ô nhiễm mùi bùn, đượm khí thơm trong lành của trời đất, nên củ, lá, hoa, tua, vỏ quả, ruột đều là thuốc hay”.
Trong y học cổ truyền hạt sen được gọi là liên nhục, quả sen khi chín là liên thạch, tâm sen là cây mầm. Trong hạt sen là liên tâm, tua sen bỏ hạt gạo ở đầu là liên tu, lá sen là liên diệp, thân rễ sen là liên ngẫu. Mỗi một bộ phận của sen đều là dược liệu trị bệnh với những tác dụng tác nhau.
Bác sĩ Vũ cho biết theo y học hiện đại, hạt sen nhiều tinh bột, protein, acid amin, dầu béo, một số steroid. Tâm sen chứa alkaloid 0,85-0,96% gồm methylcorypalin, armepavin, lotusin, nuciferin.
Gương sen (xác khô của đài sen) chứa 4 loại alkaloid là nuciferin, N-nornuciferin, liriodenin, N-norarmepavin và các flavonoid quercetin và isoquercitrin.
Nhị sen có các thành phần thơm, dễ bay hơi trong đó gồm các hydrocarbon mạch thẳng, 1,4-dimethoxybenzen, limonen, linalol, terpinen-4-ol.
Lá sen chứa alkaloid 0,77-0,84%, gồm nuciferin, nornuciferin, roemerin, liriodenin,… quercetin, isoquercitrin, leucocyanidin, leucodelphinidin,nelumbosid.
Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra các chế phẩm từ sen tác dụng trên tử cung của chuột có thai và không có thai, thấy tính chất làm yếu cơ. Nhưng thí nghiệm trên tử cung cô lập của thỏ thì lại thấy tác dụng kích thích. Cho thỏ cái uống nước sen cũng thấy tác dụng như vậy.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.