Loài rắn mới được đặt tên Leonardo DiCaprio. Ảnh: People. |
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học Nature, Anguiculus dicaprioi là loài rắn màu đồng có đầu ngắn, lỗ mũi lớn, "hàng chục chiếc răng" và "mõm hình vòm dốc" .
Nhóm nghiên cứu đến từ Đức, Anh và Ấn Độ cho biết loài rắn này có thể dài tới 56 cm. Chúng được phát hiện vào mùa hè năm 2020 khi các nhà nghiên cứu quyết định tìm kiếm một số loài rắn ít được biết đến như một phần của nghiên cứu đang diễn ra về loài bò sát.
Những con rắn được tìm thấy đang phơi mình trên những con đường bùn ở tiểu bang Himachal Pradesh, miền Bắc Ấn Độ. Theo các nhà khoa học, chúng vẫn bất động cho đến khi bị bắt và không hề có ý định cắn người.
Những con rắn này chủ yếu hoạt động từ cuối tháng 5 đến tháng 8 và không được tìm thấy vào những thời điểm khác trong năm. Các nhà nghiên cứu đã xác nhận phát hiện của họ thông qua phân tích DNA và phát hiện ra rằng loài mới này sống ở các tiểu bang Himachal Pradesh và Uttarakhand của Ấn Độ và nước láng giềng Nepal.
Người ta tin rằng loài rắn này có thể sống ở những nơi có độ cao lên tới 1.800 m so với mực nước biển.
Theo các báo cáo, nhà khoa học Virender Bhardwaj lần đầu tiên phát hiện con rắn ở sân sau nhà mình ở phía tây dãy Himalaya trong thời gian phong tỏa vì Covid-19. Phát hiện này đã dẫn tới cuộc nghiên cứu kéo dài ba năm của nhóm nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ đặt tên loài mới theo tên DiCaprio vì ông "tích cực tham gia vào việc nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu toàn cầu và tình trạng mất đa dạng sinh học ngày càng gia tăng".
"Ngoài ra, ông còn cung cấp kinh phí cho các hoạt động bảo tồn thực địa và nghiên cứu", báo cáo cho biết.
Năm 2023, diễn viên này đã được vinh dự đặt tên cho loài mới sau khi phát hiện ra nó ở rừng rậm Panama. Loài rắn ăn ốc sên được đặt tên là Simon irmelindicaprioae theo tên mẹ của ông, Irmelin Indenbirken.
DiCaprio thành lập quỹ từ thiện mang tên mình vào năm 1998 khi mới 24 tuổi, sau khi được truyền cảm hứng từ những bộ phim tài liệu về thiên nhiên. Kể từ đó, quỹ này đã tài trợ cho hơn 200 dự án tại hơn 50 quốc gia, bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng, phục hồi hệ sinh thái, cung cấp nước sạch và tài trợ cho năng lượng tái tạo.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.