![]() |
Rau cần tây có khả năng hạ huyết áp. Ảnh: Tạo bởi AI. |
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM (cơ sở 3), cho biết khi du nhập vào Việt Nam, rau cần tây được phát hiện có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng hạ huyết áp của cần tây, cũng có thể do tác dụng lợi tiểu của loại rau này tạo nên.
Cần tây chứa canxi, sắt, phospho, giàu protid - gấp đôi so với các loại rau khác. Cần tây còn chứa nhiều axit amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin. Lượng kali và natri dồi dào trong cần tây sẽ giúp cơ thể điều tiết chất dịch và kích thích sản xuất nước tiểu, từ đó đào thải độc tố một cách dễ dàng. Cũng như nhiều loại rau xanh khác, cần tây còn có tác dụng làm nhuận tràng một cách tự nhiên.
Nhiều nghiên cứu cho thấy cần tây có công dụng hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, cụ thể giúp hạ huyết áp nhờ tác dụng chậm nhịp tim, giãn mạch và ức chế kênh Ca2+.
Chiết xuất lá cần tây có tác dụng hạ huyết áp tâm thu và tâm trương, giảm lipid máu. Từ đó giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Đặc biệt, cần tây không gây tụt huyết áp và nhịp tim ở người bình thường.
Với hàm lượng nước cao, trên 90%, cần tây có tác dụng lợi tiểu, đào thải các chất độc hại dư thừa như natri, acid uric, ure.
Bác sĩ Vũ hướng dẫn cách chế biến cần tây để hạ huyết áp như sau: mỗi ngày dùng toàn bộ một cây cần tây tươi thái nhỏ, đun nước uống, chia làm nhiều lần uống trong ngày. Nếu không có cần tây tươi, mọi người có thể dùng cần tây phơi khô trong bóng râm uống dần.
Ngoài ra, bác sĩ Vũ lưu ý người dân uống cần tây hạ huyết áp nên dừng ngay khi có kết quả ổn định và thăm khám đánh giá lại khi cần thiết, không nên lạm dụng.
"Bác sĩ bảo, tin vui với tôi là... còn sống, tin buồn là mũi vỡ hết rồi, sập cả nang, cả trụ, lá mía chẳng còn gì. Tôi nhắm mắt lại, chẳng buồn nghĩ đến bất cứ thứ gì nữa"
Hồi ký "Hồng Sơn 'Công Chúa' - Quái kiệt sân cỏ trong màu áo lính" kể chuyện đời, chuyện nghề thăng trầm nhiều vinh quang nhưng cũng lắm thách thức của cầu thủ vàng làng bóng đá Việt Nam.
Ăn gì để người bệnh COPD 'dễ thở' hơn?
Những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt vì họ tiêu hao nhiều năng lượng trong quá trình thở.
Dấu hiệu ban đầu cảnh báo bệnh COPD
Thường xuyên khó thở, mệt mỏi, ho lâu ngày không khỏi, chất nhầy nhiều có thể là một số dấu hiệu nhận biết sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Giải pháp mới trong điều trị rụng và phục hồi tóc hư tổn
Hội thảo khoa học do Bệnh viện Da Liễu TP.HCM tổ chức diễn ra thành công với chia sẻ từ các chuyên gia đầu ngành về thách thức và các giải pháp tiên tiến trong điều trị rụng tóc.