Nam giới ở độ tuổi nào thường mắc bệnh gout?
Theo Mayo Clinic, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh gout nhưng xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới, chủ yếu là do phụ nữ có xu hướng có nồng độ axit uric thấp hơn. Đàn ông cũng có nhiều khả năng phát triển bệnh gout sớm hơn, với tỷ lệ mắc là 95% - thường ở độ tuổi từ 30 đến 50 - trong khi phụ nữ thường phát triển các dấu hiệu và triệu chứng sau khi mãn kinh. |
Yếu tố đặc trưng của bệnh gout?
Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối urat tại khớp gây viêm, sưng các khớp, theo Healthline. Bình thường lượng axit uric trong máu được giữ ổn định thông qua quá trình tổng hợp và đào thải qua thận. Cơ thể quá nhiều axit uric tích tụ trong cơ thể sẽ gây ra bệnh gout. |
Gout thường xuất hiện ở vị trí nào đầu tiên trên cơ thể?
Theo Mayo Clinic, các triệu chứng ban đầu bệnh nhân gout thường gặp là ngứa ran, sưng đỏ và đau nhức tại các khớp, đặc biệt là khớp ngón chân cái. Một vài trường hợp bệnh nhân có thể thấy đau ở mắt cá chân, đầu gối, bàn tay và cổ tay. Cơn đau có thể xảy ra rất đột ngột, thường là giữa đêm và không có bất kỳ cảnh báo nào trước. |
Người bị gout nên ăn nhóm thực phẩm nào?
Theo tổ chức Quỹ Viêm khớp Mỹ, người bị gout nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ để làm chậm quá trình hấp thu đạm, giảm sự hình thành axit uric. Ngoài ra, người bệnh nên uống nhiều nước. |
Đồ uống nào làm tăng nguy cơ bị gout?
Theo Everyday Health, bia rượu ảnh hưởng đến thận, khiến chúng bài tiết rượu thay vì axit uric. Điều này sẽ làm tăng lượng axit uric trong máu của bạn, tăng nguy cơ mắc gout nếu sử dụng nhiều bia rượu trong thời gian dài. Trong khi đó, đồ uống có đường, có ga rất giàu fructose và chất tạo ngọt. Chúng được phân hủy thành purin trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc gout. Trong một nghiên cứu, những người đàn ông uống từ 2 phần nước ngọt có đường trở lên mỗi ngày có nguy cơ bị bệnh gout tấn công cao hơn 85% so với những người chỉ uống một lần mỗi tháng. |
Loại thực phẩm người bị gout cần tránh?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), các loại hải sản như tôm, cua, cá hay nội tạng động vật khi vào cơ thể sẽ tạo nên nhiều axit uric, nguyên nhân chủ yếu gây bệnh gout. Đặc biệt, ăn chúng kèm theo rượu bia càng đẩy nhanh quá trình hình thành axit uric, khiến bệnh tăng nặng. |
Loại thịt giàu dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gout nên hạn chế ăn:
Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thịt bò chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe. Thịt bò là nguồn cung cấp sắt dồi dào, trong 87g thịt bò nạc cung cấp 2-3 mg sắt. Tuy nhiên, thịt bò cũng chứa nhiều đạm, lượng lớn chất béo bão hòa nên những người mắc bệnh gout, tăng huyết áp hay tim mạch không nên ăn nhiều. |
Người mắc bệnh gout không được ăn thịt chó.
Theo các bác sĩ Bệnh viện quận 11 (TP.HCM), gout là bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao trong huyết tương, dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric. Thịt chó vốn chứa một số thành phần dinh dưỡng cơ bản như protein, lipit, vitamin, canxi, sắt nhưng rất giàu đạm, dễ khiến con người mắc bệnh gout do tăng axit uric trong máu. |