Bệnh về mắt thường dễ gặp trong mùa mưa lũ kéo dài. Ảnh: Thế Bằng. |
Đó là khuyến cáo của thạc sĩ, bác sĩ nội trú Hoàng Thanh Tùng, khoa Mắt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Bác sĩ Tùng cho rằng việc dự phòng, xử trí kịp thời các bệnh lý mắt mùa mưa bão cũng là một bước chuẩn bị cho quá trình hồi phục kinh tế - xã hội khi thiên tai đi qua.
Dưới đây là loạt bệnh về mắt người dân nên lưu ý:
Trầy xước - va đập
Chấn thương này có thể xảy ra với mi mắt, bề mặt nhãn cầu do vật nặng như cành cây, mảnh gỗ, hòn đá đập vào. Chúng phổ biến ở những người cố gắng bơi qua dòng lũ hoặc bị lũ cuốn trôi.
Dị vật
Chấn thương này xảy ra khi vật nhỏ như mảnh kim loại, dăm gỗ găm vào nhãn cầu. Người dân có thể bị dị vật khi sử dụng nước không vệ sinh để rửa mặt, tắm hoặc bị đuối nước.
Nhiễm trùng
Khi không được tiếp cận với chăm sóc y tế hoặc sơ cứu ban đầu, nạn nhân vùng lũ có thể bị nhiễm trùng ở mắt do chấn thương, tiếp xúc với nước bẩn. Các nhiễm trùng có thể gặp ở mắt như viêm bờ mi, đau mắt đỏ, viêm loét giác mạc, viêm nội nhãn nếu có chấn thương hở.
Bảo vệ mắt khỏi chấn thương và nhiễm trùng rất quan trọng với những người sống trong trong vùng lũ. Tránh tiếp xúc tối đa với nước bẩn, cố gắng chỉ vệ sinh cá nhân bằng nước sạch sẽ giúp ngăn ngừa những bệnh mắt có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.
Để sự phòng các bệnh về mắt, bác sĩ Hoàng Thanh Tùng đề xuất giải pháp nên trang bị các thuốc chuyên khoa mắt cho y tế tuyến cơ sở ngay khi tình hình lũ ổn định như kháng sinh (tobramycin, fluoroquinolon), thuốc sát trùng bề mặt nhãn cầu (povidine 5%), nước muối ưu trương 3/5%, nước muối sinh lý 0.9%, thuốc tê bề mặt nhãn cầu (dicain, alkain).
Sơ cứu ban đầu với các trường hợp bị chấn thương kín, trầy xước bề mặt nhãn cầu do dị vật, cành cây, mảnh gỗ… bằng thuốc tê và povidine 5% để tránh nhiễm trùng, đặc biệt nhiễm nấm hoặc ký sinh trùng. Băng che, không đè ép nếu vỡ nhãn cầu.
Bên cạnh đó, người trong vùng lũ cũng cần tránh dụi mắt khi có dị vật, tích cực vệ sinh bằng nước muối sau khi tiếp xúc với nước lũ hoặc bị chấn thương. Bệnh nhân nên chuyển tuyến chuyên khoa sớm nhất có thể sau khi đã sơ cứu đúng cách.
Học cách già đi
Bước vào tuổi xế chiều, nhiều người cảm thấy hụt hẫng. Họ không còn công việc để làm, mất đi sự năng động vốn có và trở nên tự ti. Về già, hãy học cách yêu cuộc đời một lần nữa.
Trong cuốn sách Khoa học tâm thức, Carl Jung mổ xẻ một số lĩnh vực quan trọng và gây tranh cãi nhất trong tâm lý học phân tích: Phân tích giấc mơ, vô thức nguyên thủy và mối quan hệ giữa tâm lý học và tôn giáo. Ông cũng xem xét những khác biệt giữa lý thuyết của mình và của Freud, cung cấp kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của phân tâm học.