1. Tại sao khi làm bánh đúc, người ta thường ngâm bột gạo với nước vôi trong?
Bánh đúc là món ăn vặt xế chiều của người dân Hà thành. Món ăn này ngon nhất khi thưởng thức trong những ngày mưa. Theo phương pháp truyền thống, người xưa thường sử dụng nước vôi trong để tăng độ dẻo, dai và trong của bột bánh đúc. Một bát đầy đặn gồm phần bánh dẻo quánh, thịt băm xào mộc nhĩ, hành phi thơm phức và chút rau mùi hoặc đậu rán. Ảnh: Bachuaviahe. |
2. Ốc luộc thường được ăn kèm với loại nước chấm nào?
Ốc luôn là món ăn vặt bạn không thể bỏ qua vào những ngày mưa. Vị ngọt bùi, dai giòn của ốc hòa quyện với nước mắm gừng sả thơm nồng sẽ khiến thực khách ấn tượng ngay từ lần đầu thưởng thức. Bạn có thể lựa chọn các đồ ăn kèm như cóc dầm, xoài dầm, quả trám để chống ngán. Ảnh: Eatenbylong. |
3. Loại nước chan trong món bánh trôi tàu?
Từ lâu, bánh trôi tàu đã trở thành món ăn không thể thiếu trong những ngày se lạnh ở Hà Nội. Bánh trôi hình tròn với nhiều loại nhân như đậu xanh, đậu đỏ, thịt băm ngập trong nước gừng, đậu phộng, dừa, tạo nên hương vị gây thương nhớ. Hiện có nhiều nơi kết hợp món bánh này với nước cốt dừa và lạc rang để tăng độ thơm bùi cho món bánh. Ảnh: Khanhhuyenh2. |
4. Loại bánh được CNN gợi ý trong 5 món đáng thử khi đến Hà Nội nhân dịp Thượng đỉnh Mỹ - Triều?
Bánh tôm hồ Tây là một trong "5 món ngon đáng thử khi đến Hà Nội" được kênh CNN gợi ý nhân dịp Thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra vào tháng 2/2019. Theo phóng viên của CNN, món bánh tôm đã xuất hiện từ những năm 1930 tại các quán ăn dọc đường Thanh Niên (Hà Nội). Bánh tôm kiểu hồ Tây chỉ có một số nguyên liệu chính gồm tôm hồ Tây, bột mì và khoai lang. Ăn kèm cùng món bánh này là rau sống, nước mắm ớt và chanh. Ảnh: Đông Phương. |
5. Chí mà phù là tên gọi khác của món chè nào?
Chí mà phù hay còn gọi là chè mè đen có nguyên liệu chính là vừng (mè), được chế biến đơn giản. Người nấu thường lựa vừng đen hạt chắc đều, sau đó đem xay nhuyễn và nấu chung với đường, thêm chút lá chanh để tạo mùi thơm. Chè mè đen nóng hổi, bùi bùi là lựa chọn hợp lý vào ngày Hà Nội giao mùa. Ảnh: Zen_asian_kitchen. |
6. Vị cay nhẹ trong món chè sắn nóng được tạo từ nguyên liệu nào?
Chè sắn nóng hổi nghi ngút khói là thức quà chiều quen thuộc của người Hà thành khi tiết trời se lạnh. Sắn bở mềm hòa quyện trong phần nước đường gừng cay nhẹ giúp thực khách được ấm bụng. Một số cửa hàng còn thêm nước cốt dừa và dừa tươi cho bát chè thêm dậy vị. Ảnh: Bachuaviahe. |
7. Bánh giò được làm từ loại gạo nào?
Bánh giò được làm từ gạo tẻ kết hợp với bột năng, khi ăn mềm thơm và tan trong miệng. Nhân bánh gồm mộc nhĩ, thịt băm, hành khô và đủ loại gia vị khác. Với món bánh này, bạn có thể ăn vào nhiều thời điểm trong ngày mà không cảm thấy ngán. Đặc biệt, trong tiết trời se lạnh, chiếc bánh giò nóng hổi chính là lựa chọn lý tưởng giúp bạn ấm bụng. Bạn có thể kết hợp ăn bánh giò cùng với dưa góp, giò lụa, chả cốm, xúc xích, thịt xiên nướng, bò khô, nem chua... Ảnh: Ujunhs_. |