Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Nguy kịch vì một thói quen rất phổ biến của đàn ông Việt

Bị tiểu đường nhưng bỏ uống thuốc trong thời gian dài kết hợp với sử dụng rượu bia thường xuyên, người đàn ông phải lọc máu liên tục 24 giờ để giữ tính mạng.

Người bệnh tiểu đường có thể gặp các biến chứng nguy hiểm nếu ngừng uống thuốc. Ảnh: Shutterstock.

Người đàn ông 50 tuổi nhập viện trong tình trạng lơ mơ, huyết áp thấp. Trước đó, người bệnh có uống nhiều rượu. Đến trưa cùng ngày, ông bắt đầu nôn nhiều, nôn ra dịch màu nâu đen, kèm theo sốt nóng, khó thở, mệt mỏi, ý thức chậm.

Qua khai thác bệnh sử, các bác sĩ được biết người đàn ông mắc bệnh tiểu đường, cần dùng thuốc đều đặn hàng ngày nhưng đã tự ý bỏ thuốc nhiều tuần nay và thường xuyên uống rượu.

Tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy (Phú Thọ), người bệnh được các y bác sĩ khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, thăm khám, xử trí cấp cứu. Các bác sĩ đã hội chẩn và đưa ra kết luận: Sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi, toan chuyển hoá nặng/Toan ceton do đái tháo đường.

Người bệnh được điều trị bằng các thuốc vận mạch, kháng sinh, Insulin kết hợp với tiến hành lọc máu. Sau 24 giờ lọc máu liên tục, tình trạng toan chuyển hoá của bệnh nhân ổn định hơn. Sau 4 ngày điều trị, huyết áp bệnh nhân trở về trạng thái bình thường, cắt được vận mạch, tình trạng khó thở được cải thiện và tỉnh táo hơn.

Hiện tại, sau 8 ngày, sức khoẻ của người bệnh ổn định. Ông không còn mệt mỏi, khó thở, ăn uống bình thường. Bệnh nhân được dự kiến ra viện trong một vài ngày tới.

Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Trung Đức, Phụ trách khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Thanh Thủy, với những người có bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp... việc không dùng thuốc đều đặn sẽ dễ dẫn đến những biến chứng cấp tính như bệnh tim mạch, suy thận, tổn thương thần kinh, nhiễm toan ceton.

Trong đó, nhiễm toan ceton là một trong những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng phổ biến. Khi nhiễm toan ceton, người bệnh sẽ có các biểu hiện như tăng đường huyết, rối loạn ý thức, buồn nôn...

Để hạn chế nguy cơ xuất hiện biến chứng, người bệnh tiểu đường cần dùng thuốc đều hàng ngày theo đơn của bác sĩ, tái khám đều để phát hiện các yếu tố nguy cơ và đặc biệt không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá...

Bên cạnh đó, khi thấy có dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời.

Kẻ thù giấu mặt đáng sợ của vòng hai

Nhiều người cho rằng ăn nhiều mỡ động vật và thịt đỏ là nguyên nhân gây béo bụng. Ngoài chất béo, carbohydrate cũng là một trong những thứ khiến vòng hai ngày càng quá khổ.

Thai phụ trẻ đông đặc 80% phổi, phải mổ bắt con khẩn cấp

Bị sốt, ho nhưng chủ quan, thai phụ 21 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy và mổ lấy thai cấp cứu.

Con số gây sốc về lượng người béo phì trên thế giới

Trên thế giới, cứ 8 người thì có 1 người mắc bệnh béo phì. Căn bệnh này có thể dẫn đến tiểu đường, tim mạch, xương khớp, thậm chí là ung thư, theo Liên đoàn Béo phì Thế giới.

Đang thái hành, người phụ nữ đột ngột khó thở rồi hôn mê

Hít phải khí thoát ra từ củ hành trong lúc thái, người phụ nữ đột ngột khó thở, mất ý thức và hôn mê.

Kỳ Duyên

Bạn có thể quan tâm