Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Local brand 'tạm biệt' sau 12 năm, kết luận tại thị trường

Nhiều nhãn hàng thời trang rời khỏi thị trường trong thời gian gần đây, cho thấy tâm lý ngại thay đổi, thậm chí thể hiện cái nhìn tiêu cực về thời cuộc.

Thương hiệu Edini phần nào nối dài làn sóng đóng cửa.

Ngày 18/4, thương hiệu nội địa Edini (TP.HCM) thông báo dừng hoạt động ngành hàng thời trang thường ngày sau 12 năm. Cái kết này nối dài làn sóng giải thể hoặc đóng cửa một phần trên thị trường local brand Việt từ năm ngoái đến nay.

Làn sóng này bắt đầu gây chú ý từ quyết định hoàn toàn rút khỏi cuộc chơi của nhãn hàng Lep’ (Hà Nội). Đáng chú ý, dòng chia sẻ của chủ sở hữu Edini mới đây gợi liên tưởng đến tâm sự của founder Lep’ hồi tháng 11/2024.

Nhìn chung, cả 2 đều cho biết không thể chạy theo sự thay đổi. Cuộc chiến giá với sản phẩm trên sàn thương mại điện tử cũng được các đơn vị kinh doanh này nhắc đến, xem như một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hành động rút lui.

Như vậy, tinh thần linh hoạt thay đổi, thích ứng với thời cuộc trở thành yếu tố chi phối sự thành bại của thương hiệu. Thực tế chứng minh rằng các local brand từ chối đổi mới về phong cách thiết kế và chiến lược giá có khả năng phải dừng hoạt động.

Vấn đề chung

Trên mạng xã hội, founder thương hiệu Edini cho biết đóng cửa vì “không thể tiếp tục chạy theo sự thay đổi chóng vánh, giảm chất lượng sản phẩm để cạnh tranh giá hay tham gia vào những chiêu trò giá từ các kênh trung gian”.

local brand dong cua,  Edini,  Lep',  Lep' dong cua anh 1

Edini đóng cửa ngành hàng thời trang thường ngày sau 12 năm kinh doanh.

Nhìn chung, đại diện đơn vị kinh doanh này kết luận rằng yếu tố thời cuộc tác động lớn đến Edini, đồng thời điều khiến nhiều thương hiệu thời trang Việt từng làm tốt ở giai đoạn 2011 rời cuộc chơi.

Thay vì thích ứng với thời thế, local brand trên đặt dấu chấm hết cho ngành hàng thời trang thường ngày, chuyển sang kinh doanh các thiết kế truyền thống, không sản xuất đại trà để giữ mức giá cao.

Trước đó, Lep’ cũng liệt kê những lý do tương tự khi đóng cửa hồi cuối năm ngoái. Trong bài đăng thông báo, Ngọc Trâm, người sáng lập local brand, thừa nhận “không còn theo kịp thị trường thay đổi chóng mặt hàng ngày, muôn vàn phong cách thời trang mới, muôn vàn sản phẩm mới, rẻ, đẹp”.

Trong những dòng chia sẻ về sự thay đổi của thị trường, thời cuộc, các local brand giải thể hoặc đóng cửa một phần cũng cho thấy khả năng thích ứng kém và tư duy kinh doanh thiếu nhạy bén trong bối cảnh biến động hiện nay.

Thậm chí, một số đơn vị còn đưa ra góc nhìn tương đối bảo thủ về thời thế. Ví dụ, cách nhà sáng lập Edini gọi xu hướng thịnh hành là “sự thay đổi chóng vánh” hay kết luận chiến lược hoạt động của các sàn thương mại điện tử là “chiêu trò giá từ các kênh trung gian” được đánh giá là tương đối tiêu cực.

Cần linh hoạt thay đổi để tồn tại

Trong một cuộc trao đổi với Tri Thức - Znews trước đây, Thanh Hường, chủ sở hữu thương hiệu thời trang nội địa Mia Ritta (Hà Nội), cho rằng thị trường local brand cạnh tranh khốc liệt hiện nay đòi hỏi các thương hiệu phải thay đổi để tồn tại.

Do đó, Thanh Hường quyết định đóng cửa hàng vật lý, tập trung vào phát triển kênh bán hàng online. Bên cạnh việc thay đổi mô hình kinh doanh, chủ thương hiệu thời trang này cũng tái định vị tệp khách hàng, từ đó phát triển sản phẩm, tìm phương pháp marketing, bán hàng phù hợp.

Nhà sáng lập hãng thời trang cho rằng những nhãn hàng thành công trong bối cảnh khó khăn hiện tại đều phải linh hoạt, thay đổi kịp thời, tập trung vào sáng tạo sản phẩm và tìm ra các phương án tiếp thị mới mẻ, hấp dẫn.

local brand dong cua,  Edini,  Lep',  Lep' dong cua anh 2

Các thương hiệu cần quyết liệt thay đổi, thích ứng với thị trường. Ảnh minh hoạ: Biti’s.

Lập luận cho rằng sự thay đổi khó xảy ra đối với các đơn vị kinh doanh lâu năm cũng không hợp lý. Năm 2016, nhãn hàng giày Việt Nam Biti’s ra mắt dòng sản phẩm Biti’s Hunter sau 34 năm hoạt động, đánh dấu sự “thay da đổi thịt”.

Dòng sneakers mới của thương hiệu lúc đó nhắm vào khách hàng trẻ. Thiết kế sản phẩm và chiến dịch truyền thông đều mang tinh thần trẻ trung, năng động.

Sự xuất hiện của ca sĩ Sơn Tùng M-TP với đôi Biti’s Hunter trong MV Lạc Trôi lúc đó gây ấn tượng mạnh, đem về doanh thu đáng kể cho hãng. Đây được xem là một trong những nước đi đột phá nhất của ngành hàng thời trang Việt Nam từ trước đến nay.

Như vậy, sự thay đổi là điều cần thiết và hoàn toàn có thể thực hiện đối với các nhãn hàng nội địa, đặc biệt là những đơn vị kinh doanh lâu năm. Nói cách khác, đây là phương án duy nhất để tồn tại trong bối cảnh kinh tế biến động hiện nay.

Sau Thùy Tiên, nhãn hàng có ngại hợp tác với đại diện Việt Nam?

Trường hợp của Thùy Tiên khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu thị trường Việt Nam có trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt các thương hiệu quốc tế.

Mỗi bộ quần áo mang đến một thông điệp riêng

Cuốn sách Bạn đỡ ngu ngơ rồi đấy là sự chiêm nghiệm của tác giả David McRaney về thế giới quan của con người thông qua các câu chuyện tâm lý học hành vi rất gần gũi. Theo ông, cùng với các loại vũ khí và công cụ, quần áo đã được phát triển như một trong những loại hình nghệ thuật đầu tiên, và cũng là một trong những biểu hiện bằng vật chất đầu tiên từ thế thế giới nội tâm phong phú của con người.

LVMH bi soan ngoi vi so 1 hinh anh

LVMH bị soán ngôi vị số 1

0

Sau khi công bố doanh thu quý I gây thất vọng, LVMH mất vị trí dẫn đầu về vốn hóa thị trường vào tay đối thủ Hermès. Sự "soán ngôi" này thay đổi cuộc chơi của ngành hàng xa xỉ.

Linh Vũ

Bạn có thể quan tâm