Thời điểm người đàn ông trao lời đính ước cùng chiếc nhẫn cầu hôn cho người phụ nữ đánh dấu sự chuyển mình trong mối quan hệ của cả hai để bước đến hôn nhân. Khi phái đẹp đồng ý đeo nhẫn đồng nghĩa với việc chấp nhận lời cầu hôn và nguyện gắn bó lâu dài với người bạn đời.
Hành động quỳ một chân khi cầu hôn
Hình ảnh người đàn ông quỳ xuống trước người phụ nữ đã trở nên quen thuộc khi nói đến cầu hôn. Thông thường, phía nam sẽ quỳ chân trái, mắt ngước nhìn lên người họ yêu và ngỏ lời “Will you marry me?” - “Em sẽ lấy anh chứ?”.
Việc quỳ gối cầu hôn thể hiện sự tôn trọng với đối phương. |
Các nhà nghiên cứu cho rằng truyền thống này có thể bắt nguồn từ thời trung cổ, khi các hiệp sĩ cúi đầu trước những phụ nữ quý tộc để bày tỏ sự phục tùng vĩnh viễn và sự ngưỡng mộ của họ.
Vì thế, hành động quỳ xuống trong cầu hôn thể hiện mức độ tôn trọng đối với người sắp trở thành vợ/chồng. Khi người đàn ông làm hành động này, anh ấy thật sự tin tưởng đối tác của mình và cam kết gắn bó cuộc sống với người bạn đời tương lai.
Ngỏ lời cầu hôn đồng nghĩa với việc trao cuộc đời cho đối phương, với hy vọng cả hai cùng yêu thương và tin tưởng nhau trong quãng thời gian tiếp theo. Với những ý nghĩa lãng mạn này, việc quỳ một chân đã trở thành một phần không thể thiếu trong những màn cầu hôn của các cặp đôi.
Tuy nhiên, không phải lúc nào lời cầu hôn cũng được coi trọng. Trong nhịp sống gấp gáp hiện đại, những lễ nghi bắt buộc như ăn hỏi, đón dâu hay đám cưới mất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị, khiến chuyện cầu hôn đôi lúc bị bỏ qua lúc nào không hay.
Cầu hôn bằng nhẫn kim cương
Việc cầu hôn và đeo nhẫn kim cương vào tay người yêu đã trở thành một cử chỉ “kinh điển” của tình yêu, thể hiện sự giao ước gắn bó trọn đời. Tục lệ này đã có từ thập niên 1930, bắt nguồn từ một chiến dịch quảng cáo của một công ty chuyên khai thác và buôn bán kim cương có tên De Beers có trụ sở đặt tại Luxembourg.
Công ty này đã truyền tải thông điệp chỉ có kim cương mới là món đồ trang sức lãng mạn dành tặng nữ giới, minh chứng cho tình yêu của một người đàn ông đích thực. Đồng thời, kích thước viên kim cương nói lên mức độ thành công của người đàn ông, và mọi mối tình muốn bền lâu, vĩnh cửu đều cần gắn kết bằng một viên kim cương.
Nhẫn kim cương trở thành biểu tượng gắn kết của tình yêu. |
Thông điệp này dần thấm sâu vào đời sống văn hóa đại chúng thông qua những bộ phim tình cảm lãng mạn hay những bức ảnh khắc họa tình yêu đăng trên tạp chí. Giờ đây, chiếc nhẫn đính hôn kim cương đã trở thành vật đính ước vĩnh cửu cho mỗi cặp đôi.
Nhẫn kim cương cũng là sản phẩm được nhiều thương hiệu trang sức chú trọng, với mong muốn tạo ra những bảo vật minh chứng cho tình yêu son sắt, gắn kết trăm năm. Tại Việt Nam, nhiều cặp đôi lựa chọn nhẫn kim cương từ thương hiệu PNJ để trao nhau lời hẹn ước và đánh dấu khoảnh khắc ghi dấu một đời. Được tạo nên với cảm hứng từ những câu chuyện tình yêu đích thực, nhẫn kim cương PNJ hứa hẹn trở thành biểu tượng vĩnh cửu gắn kết lứa đôi.
Nhẫn kim cương lưu lại khoảnh khắc cầu hôn lãng mạn. |
Phụ nữ chủ động cầu hôn
Ngày 29/2 được biết đến là "ngày nhuận" (leap day), 4 năm mới có một lần là ngày phụ nữ cầu hôn. Ý nghĩa ngày này bắt nguồn từ một câu chuyện cổ của Ireland từ thế kỷ thứ V. Vị nữ thánh Bridget than phiền với thánh Patrick rằng phụ nữ ở xứ Ireland phải chờ đợi rất lâu mới được đàn ông trong vùng cầu hôn. Thánh Patrick đã đáp ứng nguyện vọng phái đẹp có thể chủ động ngỏ lời, song chỉ cho phép 4 năm mới có một dịp.
Người ta tin rằng đây là cách để cân bằng vai trò truyền thống giữa nam và nữ, cũng giống như ngày nhuận cân bằng lịch năm. Đây cũng có thể xem là hoạt động nữ quyền cổ xưa nhất của thế giới.
Phụ nữ cũng có thể ngỏ lời cầu hôn với người đàn ông của mình. |
Ngày cầu hôn 29/2 dần trở nên phổ biến ở hầu hết quốc gia phương Tây. Năm 1288, Scotland đã thông qua đạo luật cho phép phụ nữ chủ động cầu hôn nam giới vào năm nhuận. Truyền thống tỏ tình, cầu hôn trong ngày này còn trở thành cảm hứng cho nhiều tác phẩm văn chương, điện ảnh như Leap year (đạo diễn Anand Tucker), Love in a cold climate (nhà văn Nancy Mitford), Daniel Deronda (tiểu thuyết gia George Eliot).
Cầu hôn là khoảnh khắc đáng nhớ và ý nghĩa nhất của mỗi cặp đôi, là khởi đầu đẹp cho hành trình hôn nhân bền vững mà hai người cùng cam kết. Giờ đây, lời cầu hôn còn trở thành một nghi thức quan trọng mà mỗi người đều trông đợi từ đối phương khi muốn tiến đến hôn nhân.
Zing phối hợp cùng PNJ thực hiện tuyến nội dung “Trao nhau khoảnh khắc - Ghi dấu một đời” nhằm đưa đến góc nhìn và quan điểm của người Việt đối với khoảnh khắc cầu hôn.
Cầu hôn là khoảnh khắc ghi dấu một đời, mở ra hành trình hôn nhân bền vững mà một người đàn ông chân thành, trách nhiệm dành cho người phụ nữ của họ. Hãy cùng PNJ ghi dấu khoảnh khắc với một khởi đầu đẹp và ý nghĩa nhất qua tuyến bài “Trao nhau khoảnh khắc - Ghi dấu một đời” này nhé. Để tìm hiểu thêm thông tin về PNJ, độc giả truy cập www.pnj.com.vn/.