Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lối thoát nào dành cho Bộ tứ Siêu đẳng?

“Fantastic Four” mới thu được chưa đầy 42 triệu USD sau hai tuần trình chiếu tại Bắc Mỹ. So với kinh phí 120 triệu, thương hiệu hiện là một “bài toán đau đầu” dành cho hãng Fox.

Ra mắt hôm 7/8, Fantastic Four phiên bản 2015 trở thành thảm họa khi bị khán giả đại chúng ghẻ lạnh còn giới phê bình chê bai dữ dội. Tuy nhiên, 20th Century Fox chưa muốn từ bỏ thương hiệu. Giám đốc phát hành Chris Aronson của hãng từng phát biểu rằng: “Chúng tôi muốn tiếp tục gắn bó với nhóm nhân vật và còn rất nhiều điều để khai thác từ nguyên tác truyện tranh của Marvel”.

Fox thất bại toàn diện với phiên bản ‘Bộ tứ Siêu đẳng’ mới

Nỗ lực tái khởi động thương hiệu “Fantastic Four” trên màn ảnh rộng của 20th Century Fox hoàn toàn lụn bại khi tác phẩm mà họ trình làng là một sản phẩm yếu kém về nhiều mặt.

Nhưng liệu hãng phim sẽ chọn giải pháp nào cho thương hiệu Bộ tứ Siêu đẳng ở tình thế hiện tại?

Bật đèn xanh cho Fantastic Four 2

Dĩ nhiên, các nhà sản xuất có thể cứ thế tiếp tục thương hiệu với dàn sao hiện tại mà coi như không chuyện gì xảy ra. Kết thúc Fantastic Four, nhóm siêu anh hùng chính thức thiết lập và đây là lúc để Fox tìm tòi nguyên liệu cho kịch bản phần hai từ 600 tập truyện tranh gốc. Rất nhiều ác nhân nổi tiếng có thể khai thác, như Galactus, Mad Thinker, Diablo hay thậm chí là trở lại với Silver Surfer như tập phim hồi 2007.

Fox hoàn toàn có thể "đạp lên dư luận", làm tiếp Fantastic Four 2 (2017) như kế hoạch ban đầu cũng chẳng sao.

Trong quá trình thực hiện phần một, giữa Fox và đạo diễn Josh Trank xảy ra rất nhiều bất đồng. Bản thân nhà làm phim bị đồn là có quan hệ không suôn sẻ với các ngôi sao, dẫn đến sự vụ anh tóm cổ Miles Teller - người sắm vai Reed Richards/Mr. Fantastic trên trường quay.

Sau ngần ấy chuyện lùm xùm, Josh Trank chắc chắn không trở lại. Đội ngũ sản xuất có thể tìm kiếm một đạo diễn khác, đưa Fantastic Four về lại phong cách lạc quan vốn có, thay vì tăm tối như bộ phim đang được trình chiếu.

Đạo diễn ‘Bộ tứ siêu đẳng’ đổ lỗi phim chán cho nhà sản xuất

Sau khi “Fantastic Four” phiên bản 2015 bị giới phê bình trù dập, Josh Trank sử dụng mạng xã hội để lý giải cho chất lượng tác phẩm.

Kết hợp Bộ tứ Siêu đẳng với X-Men

Từ trước khi Fantastic Four ra rạp, các nhà sản xuất Simon Kinberg và Bryan Singer từng úp mở về khả năng kết hợp hai nhóm siêu anh hùng đang nằm trong quyền kiểm soát của Fox trên màn ảnh. Trong khi bộ phim mới chỉ thu được 25 triệu USD trong tuần trình chiếu, thì tập X-Men gần nhất là Days of Future Past có doanh thu mở màn lên tới 90 triệu USD hồi mùa hè 2014.

Fox bác tin Bộ tứ Siêu đẳng kết hợp X-Men

Tin đồn Fantastic Four hợp tác với các dị nhân X-Men xuất hiện từ trước khi bộ phim mới bị chê. Đến thời điểm này, người hâm mộ khó lòng được thấy điều đó trở thành hiện thực.

Cuộc kết hợp hoàn toàn có thể giúp Bộ tứ Siêu đẳng được cứu vớt. Dù Fox cho rằng hai nhóm nhân vật tồn tại ở hai vũ trụ song song, nhưng bản thân câu chuyện của Fantastic Four lại hé mở khả năng cho phép nhóm xuất hiện bên cạnh các dị nhân. Đây không phải là nhiệm vụ quá khó khăn dành cho đội ngũ biên kịch, mà phụ thuộc chủ yếu ở việc Fox có muốn điều đó xảy ra hay không.

Tái khởi động thương hiệu thêm một lần nữa

Nếu như lập tức reboot Fantastic Four, đây sẽ là một quyết định táo bạo của Fox bởi bản thân bộ phim lúc này cũng là phim tái khởi động thương hiệu. Xét cho cùng, Sony cũng mới quyết định reboot Spider-Man thêm một lần nữa sau khi The Amazing-Spider Man không có được doanh thu khả quan và mới chỉ trải qua hai tập phim.

Phim tái khởi động: Bài toán khó dành cho Hollywood

Không phải phim reboot nào cũng thành công như “Jurassic World”. Tồn tại nhiều yếu tố có thể khiến một tác phẩm tái khởi động thất bại mà “Fantastic Four” là trường hợp mới nhất.

Điều quan trọng là Fox phải tìm ra quãng thời gian thích hợp, bởi nếu giới thiệu lại nhóm nhân vật với các gương mặt mới trong khoảng quá ngắn, phản ứng ngược sẽ xảy ra. Hoặc Fox có thể lập tức reboot Fantastic Four theo hướng mà Sony vừa làm với Spider-Man hồi đầu năm nay và dẫn tới một lựa chọn khác...

Trao nhóm nhân vật cho Marvel Studios

Hồi đầu năm, Sony quyết định hợp tác với Marvel Studios, cho phép Người Nhện xuất hiện trong thế giới phim của đối thủ. Kết quả là Tom Holland sẽ vào vai siêu anh hùng nhả tơ trong Captain America: Civil War (2016) và một bộ phim riêng mới vào mùa hè 2017.

Một cuộc kết hợp thế này là điều mà các fan truyện tranh Marvel đang rất mong chờ xảy ra trên màn ảnh.

Đó cũng là một cách để tái khởi động thương hiệu Fantastic Four, nhưng chắc chắn nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng fan nguyên tác truyện tranh. Sau khi phiên bản phim 2015 gặp thất bại, rất nhiều người hâm mộ đã lên tiếng cho rằng Fox nên học tập Sony với Bộ tứ Siêu đẳng, mau chóng để họ sát cánh bên cạnh Avengers trong các nhiệm vụ bảo vệ thế giới.

Marvel Cinematic Universe hiện là một trong những thương hiệu điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại. Nếu Fox chịu “xuống nước”, đó có lẽ lại là một nước cờ hay.

Những bộ phim siêu anh hùng dở nhất thế kỷ 21

Khán giả được chứng kiến sự bùng nổ của dòng phim siêu anh hùng trong 15 năm qua. Song, không phải tác phẩm nào cũng thành công như “The Dark Knight” hay “The Avengers”.

 

Tuấn Lương (tổng hợp)

Bạn có thể quan tâm