TP.HCM nhiều lần xuất hiện lớp sương mù dày đặc bao phủ toàn thành phố. Ảnh: Duy Hiệu. |
Mạng xã hội đang lan truyền nhiều video clip liên quan việc bầu trời TP.HCM bị bao trùm bởi làn sương dày đặc vào sáng sớm, tan lâu. Khi người dân đo chất lượng không khí trên ứng dụng quan trắc Air Visual, nhiều khu vực tại TP.HCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.
Vào 8h ngày 6/12, ứng dụng Air Visual ghi nhận nồng độ bụi mịn ở TP.HCM là 114.6 µg/m³, trong khi mức cho phép là 5 µg/m³. Như vậy, nồng độ bụi mịn ở TP.HCM đang cao gấp 22,9 lần so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Hình thái thời tiết bình thường
Trao đổi với Tri Thức - Znews, ông Lê Đình Quyết, Trưởng Phòng Dự báo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết những ngày qua, áp cao lạnh lục địa có cường độ khá mạnh, đây là hệ thống gây ra thời tiết rét ở các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, hình thành rãnh áp thấp xích đạo có trục 5-7 độ vĩ bắc, có xu hướng di chuyển lên phía Bắc, kết hợp với hội tụ gió trên cao ngay trên khu vực Nam Bộ.
Những hệ thống thời tiết nêu trên, tác động làm cho một số tỉnh thành Nam Bộ hình thành sương mù hoặc mù.
"Những ngày qua, hiện tượng mù ở TP.HCM là do gặp các điều kiện khí tượng thuận lợi, nên sinh ra mù", ông Quyết nói.
Sương mù và mù về bản chất khí tượng giống nhau, đều hình thành do điều kiện nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm không khí cao, gió nhẹ, trạng thái khí quyển ở tầng sát mặt đất đạt tới bão hòa, hình thành lớp sương mù hoặc mù làm giảm tầm nhìn ngang.
Hình ảnh lớp mù đặc buổi sáng sớm ngày 6/12 nhìn từ Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM). Ảnh: CTV Znews. |
Thời gian qua, TP.HCM và một số tỉnh Nam Bộ có nhiệt độ không khí vào ban đêm và sáng sớm giảm. Sáng sớm có lớp mù bao phủ, làm giảm tầm nhìn ngang, mù diễn ra tương đối dày, kéo dài từ sáng sớm tới trưa, có hôm tới chiều.
"Đây là hiện tượng khí tượng bình thường, chỉ cần có điều kiện thuận lợi như độ ẩm không khí cao, nhiệt độ không khí thấp, gió nhẹ là dễ hình thành mù hoặc sương mù", ông Quyết giải thích.
Theo ông Quyết, mù không xếp vào loại hình thời triết nguy hiểm, tuy nhiên mù dày đặc sẽ làm giảm tầm nhìn ngang, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông. Sương mù thì được xếp vào nhóm thời tiết nguy hiểm, vì nó làm giảm tầm nhìn ngang mạnh, gây nguy hiểm cho các hoạt động giao thông.
Không khí luôn bị ô nhiễm
Nói thêm về hiện tượng sương mù và mù có thể là do không khí ô nhiễm, ông Quyết cho biết TP.HCM với dân số gần chục triệu người, phương tiện giao thông lớn nhỏ hoạt động suốt ngày đêm, nhiều phương tiện đã rất cũ. Do đó, thải lượng khói bụi rất lớn vào môi trường.
Thành phố cũng có rất nhiều hoạt động khác như xây dựng, sản xuất, kinh doanh, nhà hàng…. chắc chắn cũng sẽ “góp” vào môi trường lượng bụi và một số chất làm ô nhiễm không khí. Trong khi mảng xanh đô thị không nhiều, điều đó có thể khẳng định chất lượng không khí tại TP.HCM không thể tốt.
"Nói cách khác, thành phố chắc chắn có ô nhiễm, tuy nhiên mức độ ra sao, cần phải có số liệu quan trắc, phân tích mới đưa ra chính xác được", ông Quyết cho hay.
Thêm nữa, mù hoặc sương mù không đồng nghĩa với việc có hay không ô nhiễm không khí. Nhiều nơi chất lượng không khí tốt, thì mù hoặc sương mù khi đủ các điều kiện thuận lợi, vẫn hình thành.
Ở các tỉnh phia Nam, kể cả TP.HCM, hiện tượng mù sẽ tiếp tục diễn ra thường xuyên từ nay tới cuối tháng 12 và trong tháng 1/2025. Những nơi có điều kiện mặt đệm thông thoáng hiện tượng mù tan nhanh hơn, TP.HCM sẽ tan chậm hơn do có nhiều hoạt động gây bụi.
Trao đổi với Tri Thức - Znews, để hạn chế tác hại của bụi đến cơ thể, bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng, giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, khuyến cáo mỗi người dân nên thực hành giảm thiểu ô nhiễm như đeo khẩu trang loại ngăn được bụi mịn PM2.5. Bên cạnh đó, việc hạn chế đi ra ngoài vào thời điểm chất ô nhiễm tăng cao như buổi sáng cũng là một biện pháp tránh hít phải bụi.
Trong khi đó, PGS.TS Trần Quỳnh Anh, Trưởng bộ môn Sức khỏe môi trường, Viện đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội, cho rằng nhóm dễ bị tổn thương bởi bụi mịn là trẻ em và người già. Ngoài ra, người có bệnh nền về hô hấp, tim mạch, cơ địa da dị ứng cũng bị ảnh hưởng nặng bởi ô nhiễm không khí.
Máu là sức mạnh tự nhiên, là nguồn năng lượng quan trọng đã duy trì sự sống của chúng ta từ thời xa xưa. Bạn có thể không biết mình thuộc nhóm máu nào trừ khi bạn từng đi hiến máu hoặc cần truyền máu. Tại sao nhóm máu của chúng ta lại mạnh mẽ đến vậy? Vai trò thiết yếu của nhóm máu đối với sự tồn tại của chúng ta là gì - không chỉ trong hàng nghìn năm trước mà cho đến tận ngày nay?
Cuốn sách Ăn theo nhóm máu của BS Peter J D’Adamo gợi ý những chế độ ăn theo nhóm máu và những tác động đến sức khỏe, đời sống và tuổi thọ.