Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Lưỡng quốc trạng nguyên từng giữ chức tể tướng Đại Việt

Ông là một trong những nhân tài khoa bảng lớn nhất của nước ta thời phong kiến, lưỡng quốc trạng nguyên duy nhất từng làm quan đến chức tể tướng.

Trang nguyen Viet Nam anh 1

Câu 1. Vị lưỡng quốc trạng nguyên nào dưới đây từng giữ chức tể tướng?

  • Nguyễn Quán Quang
  • Mạc Đĩnh Chi
  • Vũ Duệ
  • Nguyễn Trực

Theo sách “Kể chuyện sứ thần Việt Nam”, Mạc Đĩnh Chi (1280-1346) nổi tiếng với trí tuệ uyên bác. Ông từng thi đỗ trạng nguyên thời Trần, sau đi sứ nhà Nguyên, được phong là Lưỡng quốc trạng nguyên. Dưới thời Trần Anh Tông, ông từng giữ chức Tả Bộc xạ (tể tướng) của Đại Việt.

Trang nguyen Viet Nam anh 2

Câu 2: Vị trạng nguyên nổi tiếng với “bài thi chống tham nhũng”?

  • Nguyễn Hiền
  • Đào Sư Tích
  • Lý Đạo Tái
  • Vũ Kiệt

Theo sách “Kể chuyện trạng Việt Nam”, trong bài văn sách thi Đình năm 1472, trạng nguyên Vũ Kiệt thể hiện được trí tuệ uyên bác với bài thi về “giáo dục và chống tham nhũng”. Bài thi về giáo dục, khoa cử, chống tham nhũng của ông về sau trở thành áng văn trị nước bất hủ cho các bậc đế vương.

Trang nguyen Viet Nam anh 3

Câu 3. Trạng Quét là biệt danh của ai?

  • Phạm Sư Mạnh
  • Lê Quát
  • Trần Vượng
  • Trương Hán Siêu

Theo sách “Kể chuyện tấm gương hiếu học”, Lê Quát quê Thanh Hóa, lúc nhỏ vì nhà nghèo phải làm nghề quét chợ kiếm sống. Sau này, ông thi đỗ cao, làm quan lớn, được nhân gian gọi là Trạng Quét.

Trang nguyen Viet Nam anh 4

Câu 4. Ai 82 tuổi vẫn thi đỗ và ra làm quan?

  • Hoàng Sầm
  • Quách Đông Dần
  • Trần Tế Xương
  • Đoàn Tử Quang

Theo sách “Kể chuyện tấm gương hiếu học”, Đoàn Tử Quang (1818-1928) thi đỗ cử nhân năm 1900, khi đã 82 tuổi ở trường thi Nghệ An. Ông trở thành thí sinh cao tuổi nhất từng thi đỗ cử nhân.

Trang nguyen Viet Nam anh 5

Câu 5. Ai từng bị lột áo mũ, xóa tên bảng vàng vì tội “đổi họ đi thi”?

  • Đào Duy Từ
  • Lưu Công Danh
  • Đặng Công Chất
  • Nguyễn Quốc Trinh

Theo sách “Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn”, vì xuất thân từ gia đình xướng ca, Đào Duy Từ không được đi thi. Ông đã đổi tên thành Vũ Duy Từ để đi thi. Việc bị bại độ, ông bị lột áo mũ, xóa tên trên bảng vàng.

Trang nguyen Viet Nam anh 6

Câu 6. Trạng Lợn là biệt danh của…?

  • Phùng Khắc Khoan
  • Nguyễn Đăng Đạo
  • Trịnh Tuệ
  • Nguyễn Nghiêu Tư

Theo sách “Kể chuyện sứ thần Việt Nam”, trạng lợn là biệt danh người đời đặt cho Nguyễn Nghiêu Tư. Ông xuất thân trong gia đình làm nghề mổ lợn, hồi nhỏ có tên là Trư.

Trang nguyen Viet Nam anh 7

Câu 7. Tam Nguyên Yên Đổ là biệt danh của ai?

  • Phạm Trấn
  • Đặng Thì Thố
  • Nguyễn Khuyến
  • Đặng Công Chất

Theo sách giáo khoa Văn học, Nguyễn Khuyến quê ở Yên Đỗ - Bình Lục - Hà Nam, từng đỗ đầu cả 3 kỳ thi Hương, Hội và Đình nên được gọi là “Tam nguyên Yên Đổ”.

Cậu bé 15 tuổi liều mình đánh hổ cứu cha

Thấy cha bị hổ tấn công, cậu bé 15 tuổi lao vào đánh thú dữ để giải vây. Hành động của ông được vua khen ngợi, hậu thế thán phục.

Nguyễn Thanh Điệp

Bạn có thể quan tâm