Millennials và Gen Z đang là lực lượng nòng cốt có xu hướng chi tiêu mạnh tay cho mặt hàng xa xỉ này. Ảnh minh họa: Hodinkee. |
Thị trường đồng hồ xa xỉ đã qua sử dụng đang chứng kiến sự phát triển mạnh chưa từng có. Báo cáo của Boston Consulting Group (BCG) vào tháng 3 năm ngoái chỉ ra có gần 95% cỗ máy phiên bản giới hạn hiếm có, được giới mộ điệu săn đón, sẽ không còn được sản xuất nữa.
Theo Carina Ertl, Giám đốc Marketing của Bucherer, nhà bán lẻ đồng hồ xa xỉ Thụy Sĩ, tình trạng các cỗ máy thời gian khan hiếm trong khi nhu cầu của thị trường tăng cao có thể đẩy giá trị của đồng hồ đã qua sử dụng ngang với một sản phẩm mới.
Nghiên cứu của BCG cho thấy 54% thế hệ Gen Z và Millennials được khảo sát đã tăng mức chi tiêu cho đồng hồ cao cấp năm 2021-2023. Đáng chú ý, thị trường này cũng đang chứng kiến sự tham gia ngày càng đông đảo từ phụ nữ.
"Phụ nữ Millennials và Gen Z đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của thị trường đồng hồ xa xỉ đã qua sử dụng trong vài năm qua. Đặc biệt, phụ nữ Gen Z sẵn sàng mua hàng ở độ tuổi rất trẻ", Carina Ertl chia sẻ.
Để không bị choáng ngợp khi bước chân vào thế giới đồ cũ xa xỉ, CNN chia sẻ 3 lưu ý dành cho người mới bắt đầu.
Tiềm năng lớn từ khách hàng nữ đang dần khiến các thương hiệu vốn tập trung vào khách hàng nam giới điều chỉnh chiến lược. Ảnh minh họa: Dimepiece. |
Tính xác thực
Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ ngân sách để sở hữu đồng hồ qua chương trình CPO (certified pre-owned - chứng nhận đã qua sử dụng chính hãng) từ các thương hiệu lớn.
David Hong, Phó Chủ tịch phụ trách mảng CPO của Bucherer, khuyên người mua nên "tìm đến nhà bán lẻ uy tín, vì hiện nay có rất nhiều lựa chọn trên thị trường".
Chương trình CPO nhằm đảm bảo nhà bán lẻ đã xác nhận đây là đồng hồ chính hãng của thương hiệu, đồng thời cam kết bảo hành chính hãng cho sản phẩm trong tương lai.
Ngoài Bucherer, một số thương hiệu đồng hồ xa xỉ như Richard Mille, MB&F và F.P.Journe, Audemars Piguet... cũng có chương trình chứng nhận đồng hồ đã qua sử dụng của riêng họ.
Do tình trạng khan hiếm và nhu cầu cao, giá trị của đồng hồ đã qua sử dụng có thể ngang với đồng hồ mới. Ảnh minh họa: Hodinkee. |
Địa chỉ uy tín
CPO là lựa chọn an toàn nhất, đặc biệt phù hợp với những khách hàng lần đầu tham gia thị trường đồng hồ đã qua sử dụng.
Tuy nhiên, nhược điểm của chương trình này là giá thành cao hơn.
Ví dụ, chiếc Rolex Submariner Ref. 16610 đã qua sử dụng, sản xuất khoảng năm 1991, có giá 11.500 USD tại nhà bán lẻ Tourneau (Mỹ).
Trong khi đó, Bob's Watches, một nhà bán lẻ chuyên về Rolex tại Newport Beach (Mỹ) nhưng không phải đại lý ủy quyền, lại bán cùng mẫu đồng hồ với giá 10.195 USD. Thay vì chứng nhận từ thương hiệu, Bob's Watches có quy trình thẩm định và phục hồi riêng với nhiều cấp độ, đồng thời hợp tác với dịch vụ thẩm định đồng hồ Thụy Sĩ WatchCSA.
Nghiên cứu của BCG cho thấy các trang thương mại điện tử của bên thứ ba như Chrono24, WatchBox và Watchfinder cũng rất phổ biến với người mua Gen Z và Millennial.
Tuy nhiên, Brynn Wallner, chuyên gia tư vấn sáng tạo, nhà sáng lập nền tảng đồng hồ xa xỉ dành cho phụ nữ Dimepiece, lưu ý rằng "bất kỳ lựa chọn nào ngoài CPO đều đi kèm với rủi ro".
Chuyên gia gợi ý người mua tìm kiếm các mẫu đồng hồ giới hạn đã qua sử dụng tại Foundwell, nhà phân phối đồng hồ, trang sức và đồ trang trí cổ cao cấp.
Chương trình CPO từ các thương hiệu uy tín đảm bảo tính xác thực và giá trị cho đồng hồ đã qua sử dụng, tuy nhiên giá thành thường cao hơn. Ảnh minh họa: Hodinkee. |
Đừng chạy theo xu hướng
Nghiên cứu của BCG phân loại người mua đồng hồ đã qua sử dụng thành 4 nhóm, trong đó bao gồm nhà sưu tầm và nhà đầu tư.
Hai nhóm này chiếm 44% người mua đồng hồ và chi phối 58% thị trường theo giá trị, được mô tả là "những người trẻ thuộc thế hệ Millennial thu nhập cao, có sở thích mua đi bán lại các đồng hồ siêu xa xỉ".
Đối nghịch với thế hệ này, một số giới mộ điệu trung thành với quy tắc "tuyệt đối không mua đi bán lại", điển hình như Brynn Wallner và David Hong.
Là người đề cao giá trị tình cảm, ông Hong ưu tiên việc sưu tầm đồng hồ, giữ chúng lại trong bộ sưu tập và truyền cỗ máy thời gian này qua nhiều thế hệ khác.
Đồng ý với Hong, Wallner cho rằng đầu cơ đồng hồ xa xỉ là "canh bạc" mạo hiểm. Chuyên gia dẫn chứng về "Pepsi" GMT Master II và Lady-Datejust, có hai mẫu Rolex duy nhất tăng giá vào năm ngoái.
Bên cạnh đó, cả nhà sưu tầm và nhà bán lẻ đều không khuyến khích việc mua và nhanh chóng bán ra để kiếm lời vì nó có thể gây ra mất cân bằng cung cầu và biến động thị trường.
Cũng như bất kỳ ai trong ngành đồng hồ, lời khuyên từ Wallner là "hãy mua theo sở thích, đừng chạy theo xu hướng".
'Giải oan' cho Gen Z
Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.