Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ly dị sau 33 ngày kết hôn, người đàn ông Trung Quốc đòi lại sính lễ

Hou mang ôtô treo băng rôn tới nhà vợ cũ, đòi được trả lại số nữ trang và một phần tiền sính lễ sau hơn một tháng làm đám cưới.

Hou muốn nhà gái trả lại số nữ trang đã mua và một phần tiền sinh lễ sau khi ly dị.

Người đàn ông họ Hou (52 tuổi, đến từ tỉnh Hà Nam, Trung Quốc) đã vay nặng lãi để chi trả cho đám cưới trị giá 510.000 nhân dân tệ (72.000 USD).

Nhưng cuộc hôn nhân đã tan vỡ chỉ sau 33 ngày kết hôn, Hou yêu cầu nhà gái hoàn trả một phần chi phí đám cưới, tương đương 140.000 nhân dân tệ (20.000 USD), Jimu News đưa tin.

Toàn bộ chi phí trang trải cho đám cưới xa hoa là của Hou và cha mẹ anh, những người phải làm công việc bán thời gian để gom góp tiền, một phần khác là đi vay mượn.

Thời gian gần đây, Hou gây sốt trên mạng xã hội khi công khai đòi nhà gái hoàn tiền. Anh treo một tấm băng rôn in biểu ngữ trên ôtô, phát loa lớn và đậu xe bên ngoài căn nhà của nhà vợ cũ họ Li tại huyện Biyang, tỉnh Hà Nam.

Hou cho biết Li đã dọn đi sau một lần anh ngủ quên trong nhà và không mở cửa khi cô đi làm về lúc đêm muộn hồi tháng 1.

Anh nộp đơn lên tòa án địa phương xin ly hôn. Nhưng đơn này bị từ chối vào tháng 6 do người vợ tuyên bố rằng hai người đang có cuộc hôn nhân hạnh phúc, theo phán quyết của Tòa án Nhân dân huyện Biyang.

Hou đã nộp đơn kháng cáo, vụ án sẽ được xét xử vào tháng tới.

"Chúng tôi ở gần nhau, hai nhà chỉ cách nhau 3 km và quen biết qua mai mối. Chúng tôi quý mến đối phương và đồng ý kết hôn chỉ sau khi gặp mặt được 3 ngày", Hou nói.

Chi phí cho đám cưới của cặp đôi là rất xa hoa so với tiêu chuẩn của tỉnh Hà Nam, nơi thu nhập trung bình hàng năm chỉ là 22.000 nhân dân tệ (3.100 USD) vào năm 2021.

Các chi phí bao gồm một chiếc ôtô, sính lễ bằng tiền mặt mà gia đình cô dâu yêu cầu và một số lễ vật đính hôn.

"Tôi chỉ muốn được trả lại đồ trang sức mà nhà tôi đã mua cho cô ấy, trị giá hơn 40.000 nhân dân tệ cùng 100.000 nhân dân tệ tiền mặt", Hou tuyên bố.

Câu chuyện về cuộc hôn nhân tan vỡ của vợ chồng Hou đã tạo nên cuộc thảo luận trực tuyến sôi nổi ở Trung Quốc, nơi vốn có chi phí đám cưới rất cao, đặc biệt ở các thành phố nhỏ và khu vực nông thôn. Giá cô dâu đang trở thành gánh nặng tài chính ngày càng lớn đối với nhiều gia đình.

dam cuoi trung quoc anh 1

Giá cô dâu quá cao là vấn đề gây tranh cãi lớn ở Trung Quốc. Ảnh: China Today.

"Nhiều trường hợp như vậy nên được công khai. Ở Hà Nam, giá cô dâu thường hơn 100.000 nhân dân tệ. Cha mẹ vay tiền khi con trai đính hôn là chuyện bình thường", một người dùng Weibo bình luận.

Tiền thách cưới là một phần trong truyền thống hôn nhân tại Trung Quốc. Sính lễ được coi là quan trọng, thể hiện vị thế của cả hai bên gia đình và có thể được liệt kê một cách rất cụ thể.

Giá sính lễ ngày càng cao được cho xuất phát từ chênh lệch nam nữ lớn tại đất nước tỷ dân. Trước tình trạng nhà gái thách cưới quá cao, ngày càng nhiều đàn ông Trung Quốc chật vật tìm cách cưới vợ, thậm chí phải từ bỏ mơ ước lập gia đình.

Theo cuộc khảo sát trực tuyến của một trang web mai mối Trung Quốc, gần 80% đàn ông độc thân coi tiền thách cưới cao là không thể chấp nhận được.

Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chỉ thị nhằm cải cách truyền thống đám cưới và khuyến khích chi tiêu tiết kiệm hơn cho tiệc cưới trong những năm gần đây. Song bất chấp những nỗ lực này, giá cô dâu vẫn tiếp tục tăng, thường tiêu tốn hàng trăm nghìn nhân dân tệ.

Nhà có nhiều cột

Bình đẳng giới không phải là đưa phụ nữ ra khỏi nhà và đẩy đàn ông quay trở lại căn bếp. Xã hội nên là nơi mọi cá nhân được tôn trọng, tự do phát triển và đối xử bình đẳng bất kể thuộc giới tính nào. Mục Đời Sống giới thiệu tới độc giả cuốn Nghĩ bình đẳng, sống bình đẳng. Tác phẩm được hy vọng mang đến cho người đọc những nhận thức cơ bản về vấn đề bình đẳng giới và chất liệu cho các thảo luận về giới và thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam.

Trào lưu giả vờ du lịch Mỹ của giới trẻ Trung Quốc

Trong khi việc du lịch nước ngoài vẫn bị hạn chế, người trẻ Trung Quốc hào hứng theo trend chụp hình phong cách trang trại đồng quê ở Mỹ như một cách giải tỏa bức bối.

Đinh Phạm

Bạn có thể quan tâm