Bỏ rượu giúp giảm tỷ lệ mắc dị tật bẩm sinh cho em bé. Ảnh: Shutterstock. |
Khi một cặp vợ chồng dự định sinh con, phụ nữ thường được coi là người chịu trách nhiệm về sức khỏe của thai nhi. Ở Vương quốc Anh, các cơ sở y tế khuyến nghị phụ nữ nên kiêng việc uống rượu khi mang thai. Do rượu có nguy cơ làm tăng tỷ lệ sảy thai và rối loạn phổ rượu ở thai nhi (FASD).
FASD là thuật ngữ chung được sử dụng để mô tả một loạt tình trạng về cảm xúc, hành vi, phát triển và học tập của em bé, liên quan việc tiếp xúc rượu khi còn trong bụng mẹ. Các hướng dẫn cũng khuyến nghị nếu gia đình nào đang có kế hoạch sinh con, cách an toàn nhất để giảm rủi ro cho thai nhi là không uống rượu.
Tuy nhiên, kết quả từ những cuộc khảo sát lớn cho thấy không phải tất cả phụ nữ đều ngừng uống rượu trước khi mang thai, dù họ có dự định hay không. Trong một nghiên cứu năm 2017, dựa trên 5.036 phụ nữ ở Mỹ, tỷ lệ uống rượu trước khi có thai là tương tự nhau giữa người dự định mang thai (55%) và mang thai ngoài ý muốn (56%).
Một nghiên cứu khác vào năm 2015 thực hiện trên 3.390 phụ nữ Thụy Điển chỉ ra rằng mức tiêu thụ rượu hàng tuần không có sự khác biệt đáng kể giữa những phụ nữ mang thai có kế hoạch (11%) và ngoài ý muốn (14%).
Phụ nữ và đàn ông nên bỏ rượu ít nhất 6 tháng trước khi muốn có con. Ảnh: Shutterstock. |
Tác hại của rượu đối với thai nhi
The Conversation nhận định sức khỏe của em bé phải được chú trọng từ trước lúc thụ thai, nghĩa là cả đàn ông và phụ nữ đều cần giữ sức khỏe thật tốt nếu muốn có con.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi các cặp vợ chồng đang cố gắng thụ thai, cả hai nên bỏ rượu ít nhất 6 tháng trước đó. Điều này giúp giảm nguy cơ dị tật cho em bé như bệnh tim bẩm sinh.
Bên cạnh đó, rượu cũng có thể ảnh hưởng đến DNA của tinh trùng, trong một số trường hợp nó còn làm giảm khả năng sinh sản và tỷ lệ thụ thai.
Mặt khác, bỏ rượu sẽ mang lại những lợi ích cho các bậc cha mẹ trong tương lai, chẳng hạn như cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn, tăng năng lượng và tăng cường mức độ tập trung.
The Conversation cũng phát hiện ra nếu một cặp vợ chồng sống cùng nhau mà người chồng uống rượu, khả năng người phụ nữ uống rượu trước và trong khi mang thai sẽ cao hơn.
Một trong những lý do để giải thích điều này là phụ nữ tin rằng việc uống rượu với bạn đời, dù trước hay trong khi mang thai, đều mang lại cảm giác gắn kết với nhau. Nhưng rõ ràng, khoảng thời gian trước khi mang thai (thời kỳ tiền thụ thai) là cơ hội để những người sắp làm cha mẹ cải thiện sức khỏe và tăng khả năng có con.
Phụ nữ và đàn ông nên cùng nhau bỏ rượu
Không chỉ riêng phụ nữ, ngay cả đàn ông cũng nên nâng cao nhận thức và đến các phòng khám để lấy thông tin sức khỏe trước khi quyết định có con. Nguyên nhân là ở thời điểm hiện tại, sức khỏe của nam giới tại giai đoạn tiền thụ thai vẫn chưa được chú trọng đầy đủ. Trong khi đó, thể trạng em bé có lại phụ thuộc vào sức khỏe của cha lẫn mẹ.
Do đó, các biện pháp can thiệp nhằm tăng cường sức khỏe ở nam giới và phụ nữ, chẳng hạn như sàng lọc rượu, tư vấn, giáo dục sức khỏe về thay đổi hành vi cần phải được đẩy mạnh nhiều hơn.
The Conversation khuyến nghị nếu cặp vợ chồng nào đang cân nhắc việc cố gắng có con, đây chính là thời điểm để cả hai đặt ra những mục tiêu mới và cùng nhau cắt giảm việc uống rượu. Đồng thời, nếu có lo lắng về vấn đề phụ thuộc vào rượu, đàn ông cũng như phụ nữ nên đến gặp bác sĩ, để nhận được lời khuyên và hỗ trợ phù hợp để cắt giảm một cách an toàn.
Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.
Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.
Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.