Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Lý do đường núi thường quanh co, gấp khúc

Ôtô chạy từ chân núi lên thường không theo hướng thẳng đứng, bao giờ cũng theo đường vòng quanh núi.


duong nui quanh co anh 1

Một nhà buôn mua 5.000 tấn cá trắm đen của ngư dân Hà Lan, đưa lên tàu chở về thủ đô Mogadishu của Somalia, gần xích đạo. Đến nơi, ông dùng cân lò xo cân lại, thấy thiếu hơn 30 tấn cá. Vì sao? 

  • Cá giảm trọng lượng do bị bỏ đói
  • Cá bị phân hủy sau khi chết
  • Do sự tự quay và sức hút của Trái Đất
  • Do cân sai
  • Cuốn sách "10 vạn câu hỏi vì sao: Tri thức thế kỷ 21" lý giải, sức nặng của một vật thể - tức là trọng lực tác động lên nó - là do sức hút của Trái Đất lên vật thể đó tạo ra. Vì Trái Đất có hình bầu dục bẹt ở hai đầu, càng gần xích đạo, khoảng cách giữa mặt đất và địa tâm càng lớn, sức hút Trái Đất cũng lại càng nhỏ. Mặt khác, càng gần xích đạo, lực ly tâm tác dụng lên vật thể do sự tự quay của Trái Đất sinh ra lại càng lớn, nên càng gần xích đạo, trọng lực thực tế tác động lên vật thể càng nhỏ.
duong nui quanh co anh 2

Ôtô lên núi theo đường quanh co, uốn khúc, vì...?

  • Địa hình núi vốn thường ngoằn ngoèo
  • Giảm bớt độ dốc của sườn núi
  • Giảm tốc độ của ôtô
  • Thiết kế theo địa hình

Đối với sườn núi có độ cao nhất định, mặt nghiêng của sườn núi càng dài, độ dốc càng bé. Vì vậy, con người hay dùng cách kéo dài mặt nghiêng để làm giảm độ dốc, đạt được mục đích ít tốn sức.

duong nui quanh co anh 3

Lý do kim dễ đâm xuyên tờ giấy?

  • Đầu kim nhọn
  • Tập trung lực lên kim
  • Diện tích của vật lớn hơn nhiều lần so với đầu kim
  • Áp suất đặt lên mặt giấy có độ lớn khác nhau

Khi chúng ta lần lượt dùng đầu nhọn và đầu cùn của kim xuyên vào tờ giấy, lực bỏ ra bằng nhau, áp suất đặt lên tờ giấy lại khác nhau. Xuyên bằng đầu nhọn, lực bỏ ra đều tập trung đầu kim nhọn. Khi chúng ta sử dụng dùng đầu cùn, lực bỏ ra lại bị phân tán trên diện tích lớn hơn so với đầu nhọn. Theo đó, áp suất của đầu kim nhọn đặt lên tờ giấy sẽ lớn hơn áp suất của đầu kim cùn. Vì vậy, đầu kim nhọn của kim dễ xuyên thủng giấy.

duong nui quanh co anh 4

 Vì sao dùng ống hút có thể hút được chất lỏng?

  • Lực hút của miệng

  • Ống hút thiết kế hình tròn

  • Sự giúp sức của áp suất khí quyển
  • Lực hấp dẫn

Khi ngậm ống và hút, không khí trong ống bị chúng ta hút đi, trong ống không còn không khí, áp suất tác động lên mặt nước bên trong ống hút nhỏ hơn áp suất tác động lên mặt nước bên ngoài ống hút. Áp suất khí quyển liền ép đồ uống chui vào ống hút, làm cho mặt nước trong ống hút dâng cao.

duong nui quanh co anh 5

Đi trên dây thường đung đưa cánh tay để...?

  • Biểu diễn cho đẹp, thể hiện độ khó
  • Điều tiết trọng tâm của cơ thể
  • Điều tiết trọng lượng cơ thể
  • Điều tiết hướng đi cơ thể

Bất kể vật thể nào, nếu muốn giữ được thăng bằng thì đường tác động trọng lực (đường thẳng đứng đi qua trọng tâm) của vật thể phải đi qua mặt đỡ (mặt tiếp xúc của vật thể với vật đỡ nó). Nếu đường tác động trọng lực không đi qua mặt đỡ, vật thể sẽ bị nhào xuống. Khi diễn viên xiếc đi trên dây, họ dang rộng hai cánh tay, đung đưa sang phải sang trái, là để điều tiết trọng tâm của thân thể, điều chỉnh đường tác động trọng lực của thân thể lên dây thép, làm cho thân thể khôi phục thăng bằng.

duong nui quanh co anh 6

Vì sao diễn viên xiếc có thể dùng đầu đỡ cái vò từ trên cao rơi xuống?

  • Do tác dụng hòa hoãn làm giảm xung lực
  • Vò có hình tròn
  • Vò có thể lăn đều trên đầu người
  • Do tập luyện

Khi chiếc vò rơi xuống vừa chạm vào đỉnh đầu, người diễn xiếc lập tức thụp xuống theo đà rơi của chiếc vò. Nếu vò rơi xuống từ độ cao 1 m, và thời gian làm cho chuyển động dừng lại kéo dài khoảng 2 giây, xung lực lên trên đầu không hơn 200 N. Người đã qua luyện tập lâu ngày hoàn toàn có thể chịu đựng được một lực cỡ đó. Nếu có cách gì làm cho vật dừng lại chậm, chúng ta có thể giảm nhỏ xung lực.

Vì sao con lật đật không bị đổ?

Những vật thể vốn đứng yên, như con lật đật, sau khi bị những nhiễu động nhỏ có thể tự động phục hồi trạng thái thăng bằng ở vị trí cũ.

Huỳnh Anh

Sách 10 vạn câu hỏi vì sao: Tri thức thế kỷ 21

Bạn có thể quan tâm