Giáo dục
QUIZZ
Vì sao con lật đật không bị đổ?
- Thứ bảy, 7/12/2019 09:39 (GMT+7)
- 09:39 7/12/2019
Những vật thể vốn đứng yên, như con lật đật, sau khi bị những nhiễu động nhỏ có thể tự động phục hồi trạng thái thăng bằng ở vị trí cũ.
|
Ngày 20/10/1983, hội nghị đo lường quốc tế khoá 17 họp tại Pari, Pháp, xác định một mét dài bao nhiêu? - Một mét bằng độ dài của đoạn đường mà ánh sáng lan truyền trong chân không trong thời gian 1/299792458 giây
- Bằng 100 cm
- Bằng 1.000 mm
- Bằng 10 dm
Theo sách "10 vạn câu hỏi vì sao - Tri thức thế kỷ 21 Vật lý", các nhà khoa học xác định độ dài tiêu chuẩn của mét cụ thể bằng độ dài của đoạn đường mà ánh sáng lan truyền trong chân không với thời gian 1/299792458 giây. Vì tốc độ truyền của ánh sáng trong chân không là không đổi, nên thước ánh sáng mới này chính xác. |
|
Vì sao con lật đật không bị đổ? - Lật đật có thiết kế hình tròn
- Dưới tác động của trọng lực, con lật đật sẽ đung đưa quanh điểm tựa
- Thiết kế đầu con lật đật nhỏ hơn nhiều lần so với thân dưới
- Thân lật đật có lò xo
Những vật thể vốn đứng yên, như con lật đật, sau khi bị những nhiễu động nhỏ có thể tự động phục hồi trạng thái thăng bằng ở vị trí cũ. Trong vật lý, người ta gọi đó là sự thăng bằng ổn định (cân bằng bền). Đối với bất kỳ vật thể nào, nếu diện tích đáy càng lớn, trọng tâm càng thấp, nó càng ổn định, khó bị đổ nhào. |
|
Vì sao găng tay, tất chân bị ẩm rất khó tháo ra? - Khi thấm nước, găng tay, tất chân bị co vào
- Khi thấm nước, bàn tay nở ra
- Do lực căng bề mặt của nước làm cho đồ dệt căng, bó lại
- Ma sát lớn của tay và nước
Khi găng tay và tất chân bị ẩm, lực căng bề mặt của nước làm cho đồ dệt căng, bó lại. Đồng thời, nước đối với găng, tất và tay, chân đều có lực bám nhất định như kiểu nhựa cao su "dính kết" chúng lại, cho nên khó tháo ra. |
|
Vì sao bụi ở phía sau xe buýt nhiều? - Khói xe cuốn theo bụi
- Xe buýt chiếm một không gian nhất định, khi chạy đẩy ra lượng không khí với thể tích tương đương
- Đuôi xe buýt đẩy ra một lực cuốn theo bụi dưới đường
- Do cảm giác chứ không hề có nhiều bụi
Khi xe buýt chạy nhanh về phía trước, thân xe vừa lướt qua lập tức có không khí bổ sung vào. Không khí ở hai bên và đằng sau hình thành một luồng xoáy. Xoáy không khí mang theo cát bụi trên mặt đường, bám sát vào đuôi xe. |
|
Vì sao ném viên đá xuống nước, mặt nước lại có gợn sóng từng vòng? - Mặt nước có lớp màng mỏng có tính đàn hồi
- Sóng âm
- Sóng siêu âm
- Sóng ánh sáng
Màng mỏng trên mặt nước chấn động lên xuống ở chỗ nào đó liền kéo mặt nước ở gần kề cũng chấn động theo. "Mặt nước gần kề" liền kéo "mặt nước gần kề kế tiếp", cứ như vậy lần lượt xảy ra. Kết cục sinh ra các gợn sóng nước vòng này bám sát vòng kia một cách có quy luật, lan truyền một mạch ra xa. |
|
Ban đêm và sáng sớm nghe rõ tiếng chuông hơn ban ngày? - Vì môi trường ban đêm và sáng sớm yên tĩnh, còn ban ngày thì âm thanh hỗn tạp, ồn ào
- Âm thanh có khả năng "rẽ ngoặt"
- Âm thanh đêm và sáng lan truyền nhanh hơn
- Ban đêm và sáng sớm nhiệt độ thấp hơn ban ngày
Âm thanh dựa vào không khí để lan truyền. Trong không khí nhiệt độ đồng đều, nó truyền thẳng tắp về phía trước. Một khi gặp phải nhiệt độ không khí chỗ cao chỗ thấp, nó cố sức chọn nơi có nhiệt độ thấp mà truyền. Âm thanh liền "rẽ ngoặt". Mặt Trời hun nóng mặt đất lên, không khí ở gần mặt đất có nhiệt độ cao hơn ở trên không. Tiếng chuông sau khi phát ra, truyền đi chưa được bao xa liền ngoặt lên trên cao, nơi có nhiệt độ tương đối thấp. Vì vậy, trên mặt đất, ở ngoài một khoảng cách nhất định, tiếng chuông nghe không được rõ, xa chút nữa thì không nghe thấy tiếng chuông. Ban đêm và sáng sớm, tình trạng nóng lạnh của không khí xảy ra ngược lại. |
một mét dài bao nhiêu
hiện tượng khoa học
hiện tượng vật lý
khoa học hàng ngày