Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Lý do người giàu nhất nước Anh không dám đeo đồng hồ Rolex ra đường

Nạn cướp giật đồng hồ đang trở thành nỗi ám ảnh tại London (Anh), khiến tỷ phú Jim Ratcliffe và nhiều người giàu có khác e ngại đeo đồng hồ xa xỉ nơi công cộng.

ty phu Anh,  Jim Ratcliffe,  dong ho Rolex,  cuop rolex,  cuop dong ho,  giau nhat nuoc Anh,  znews dong ho,  tin tuc dong ho anh 1

Nạn cướp giật đồng hồ ở London khiến tỷ phú Ratcliffe cũng phải e dè. Ảnh: Thierry Carpico/EPA.

Tỷ phú Jim Ratcliffe, một trong những người giàu nhất nước Anh, quyết định không còn đeo đồng hồ xa xỉ khi đến London. Quyết định này xuất phát từ tình trạng cướp giật đồng hồ ngày càng gia tăng tại thành phố sương mù.

Chia sẻ với Sunday Times, CEO của Ineos và là cổ đông thiểu số của câu lạc bộ Manchester United, cho biết ông không thể đeo đồng hồ ở London và phải luôn cảnh giác.

Ông cũng kể lại một vụ án mạng liên quan đến chiếc Rolex được camera an ninh của Ineos ghi lại tại trụ sở của tập đoàn ở Knightsbridge.

"Nạn nhân đã thiệt mạng chỉ vì cố gắng bảo vệ chiếc Rolex của mình trước kẻ cướp. Khoảng 1 năm trước, ngay trước cửa văn phòng chúng tôi, 3 tên côn đồ mặc áo hoodie, tay cầm mã tấu, lượn lờ đối diện tòa nhà Harrods", ông nói.

Tỷ phú Ratcliffe chỉ trích lực lượng cảnh sát chưa đủ sức răn đe tội phạm. Ông cho rằng tình trạng quá tải trong các nhà tù cũng góp phần khiến vấn nạn này chưa thể giải quyết triệt để.

ty phu Anh,  Jim Ratcliffe,  dong ho Rolex,  cuop rolex,  cuop dong ho,  giau nhat nuoc Anh,  znews dong ho,  tin tuc dong ho anh 2

Những mẫu Rolex bị cướp trong năm 2022 tại London. Ảnh: MyLondon.

Thống kê cho thấy hơn 6.800 chiếc đồng hồ đã bị báo mất cắp trong năm ngoái, tăng so với con số hơn 6.000 chiếc vào năm 2022. Kể từ năm 2018, khoảng 43.000 chiếc đồng hồ đã bị đánh cắp tại thủ đô thông qua các vụ trộm cắp, cướp giật và móc túi.

Các quận giàu có tại London, như Westminster và Kensington & Chelsea, thường xuyên nằm trong số những khu vực có tỷ lệ cướp giật cao nhất.

Những tên cướp chủ yếu nhắm mục tiêu vào người đeo đồng hồ Patek Phillipe và Rolex, vốn có giá trị cao trên thị trường đồ cũ. Các nạn nhân thường bị cướp giật sau khi bị dụ dỗ vào những con hẻm tối, đôi khi là sau khi bị mời sử dụng ma túy hoặc mại dâm bên ngoài các câu lạc bộ đêm, theo Fortune.

Không riêng tỷ phú Ratcliffe, nhiều người giàu cũng tránh phô trương đồng hồ nơi công cộng vì lo sợ trở thành nạn nhân của cướp giật.

Thị trường đồng hồ đã qua sử dụng cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Theo Bloomberg Subdial Watch Index, giá trị của 50 mẫu đồng hồ được giao dịch nhiều nhất đã giảm hơn 20% trong 2 năm qua. Sự sụt giảm này phần lớn là do các nhà đầu tư, những người đã đổ xô vào thị trường này trong đại dịch COVID-19, hiện tìm kiếm các kênh đầu tư khác mang lại lợi nhuận tốt hơn.

ty phu Anh,  Jim Ratcliffe,  dong ho Rolex,  cuop rolex,  cuop dong ho,  giau nhat nuoc Anh,  znews dong ho,  tin tuc dong ho anh 3

Cảnh sát London đang nỗ lực trấn áp nạn cướp giật đồng hồ. Ảnh: Anna Gordon/FT.

Để ngăn chặn tình trạng cướp giật đồng hồ gia tăng, cảnh sát London đã tiến hành một loạt các chiến dịch "đánh úp" vào năm 2022 và 2023. Các sĩ quan cảnh sát cải trang thành những "con mồi" béo bở, đeo đồng hồ xa xỉ để thu hút sự chú ý của bọn tội phạm, từ đó bắt giữ nhiều đối tượng.

2 chiến dịch này được thực hiện sau khi có tới 300 chiếc đồng hồ, trị giá tổng cộng 4 triệu bảng Anh, bị đánh cắp chỉ trong khoảng thời gian 4/2022-9/2022.

Trong các chiến dịch này, một sĩ quan sẽ đóng vai "mồi nhử", đi dạo một mình trên đường phố Westminster vào ban đêm. Khi bọn cướp ra tay, các sĩ quan khác sẽ nhanh chóng ập đến bắt giữ. Cảnh sát London cho biết những chiến dịch này đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần giảm đáng kể số vụ trộm cắp đồng hồ ở Westminster.

9 cỗ máy huyền thoại thay đổi ngành đồng hồ

Patek Philippe Ref. 97975, Cartier Santos, Seiko Astron 35SQ... là những cái tên huyền thoại đã làm nên lịch sử, mở ra những kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp đồng hồ thế giới.

Tuổi trẻ vô định và dễ sa ngã

Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.

Gia ban Rolex tiep tuc giam hinh anh

Giá bán Rolex tiếp tục giảm

0

Hơn 2 năm sau khi đạt đỉnh vào tháng 3/2022, thị trường đồng hồ Rolex hạ nhiệt. Các chuyên gia nhận định đây là thời điểm vàng để sở hữu cỗ máy xa xỉ Thụy Sĩ.

Như Phương

Bạn có thể quan tâm