Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ly hôn vì cưới người… mình yêu?

"Yêu nhau mấy núi cũng trèo. Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua". Nhiều cặp đôi đã từng rất gian nan, trải qua nhiều sóng gió, nhiều cản trở để đến với nhau, nhưng sau đó không lâu họ mỗi người một ngả.

Ly hôn vì cưới người… mình yêu?

"Yêu nhau mấy núi cũng trèo. Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua". Nhiều cặp đôi đã từng rất gian nan, trải qua nhiều sóng gió, nhiều cản trở để đến với nhau, nhưng sau đó không lâu họ mỗi người một ngả.

Ly hôn vì cưới người… mình yêu?

“Hormone yêu” chỉ tồn tại… 30 tháng?

Tỷ lệ ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ ngày càng tăng khiến người ta không khỏi băn khoăn về độ bền vững của hôn nhân. Chứng kiến cảnh ly hôn của bạn bè, nhiều bạn trẻ trở nên … sợ hôn nhân. Tất cả đều có lý do của nó.

Bà Helen Fisher, nhà nhân chủng học người Mỹ, tác giả của cuốn sách Vì sao chúng ta yêu? qua một nghiên cứu, khẳng định: Khi yêu, có một vùng não được kích hoạt, nó có khả năng nhận và sản sinh hormone dopamine (giúp hình thành cảm xúc và trạng thái tinh thần của con người). “Hormone yêu” này kích hoạt não sản sinh ra testosterone – chất điều khiển con người chỉ chú trọng vào một mục đích duy nhất là người họ đang yêu.

Nhưng kết quả bất ngờ nhất là “hormone yêu” này thường chỉ sản sinh một cách tích cực trong vòng… 30 tháng. Sau đó, trạng thái tinh thần được chuyển sang giai đoạn khác, cân bằng hơn và “trầm hơn”. Cùng với tình trạng “giảm nhiệt” này là lúc vợ chồng đối diện với những bộn bề lo toan cuộc sống. Sự ra đời của những đứa con càng khiến cuộc sống nhiều lo toan hơn, phức tạp hơn. Và từ đó, mâu thuẫn xảy ra. Thiếu kỹ năng và trải nghiệm sống, mâu thuẫn hình chung đẩy cuộc hôn nhân đến bên bờ vực thẳm.

Sau khoảng gần 4 năm, cùng với sự kích hoạt yếu dần của  “hormone yêu” thì tình yêu cũng giảm dần và mất đi theo thời gian. Các số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng, các cuộc ly dị thường xảy ra vào năm thứ năm của cuộc hôn nhân.

Có nên lấy nhau chỉ vì yêu?

Nói như thế cũng phần nào giúp các cặp đôi sắp bước vào cuộc sống mới “ngộ” ra một điều rằng, không nên lấy nhau chỉ vì yêu. Không phải bởi vì sau đó “hormon yêu” sẽ … hết, mà còn bởi một lý do khác. Qua nghiên cứu, Helen Fisher cũng chỉ ra rằng: những người yêu nhau thường đánh mất khả năng đánh giá đúng đối tượng.

Những người yêu nhau thường đánh mất khả năng đánh giá đúng đối tượng. (Ảnh minh họa)

Khi yêu, người ta luôn nhìn thấy những điểm tốt của nhau. Thậm chí với nhiều người tất cả những điểm xấu trong mắt người khác đều trở nên đẹp trong mắt người đang yêu. Nhưng tình yêu không phải là một cái gì bất biến, nó sẽ giảm dần và mất đi sau một thời gian chung sống. Khi ấy, tình cảm của con người sẽ trở về trạng thái bình thường. Họ lại dễ dàng nhận ra vợ/chồng với những nét không hoàn hảo như vẫn thường nghĩ. Cuộc sống chung với những lo toan về cơm áo gạo tiền đã vô tình làm cho họ nhìn rõ hơn những khuyết điểm của nhau.

Khi không hiểu được điều này, nhiều cặp vợ chồng “đổ lỗi” cho nửa còn lại rằng “họ đã thay đổi”, rằng khi yêu thì không thể hiện đúng “bản chất” khiến cho họ… chọn lầm. Và cứ thế xích mích sẽ ngày càng “nới rộng biên độ”.

Fisher lập luận: “Nếu bạn kết hôn với một người chỉ vì yêu thì điều đó là không cần thiết. Vì hôn nhân không phải là mảnh đất nuôi dưỡng tình yêu, nó là nơi để chúng ta thực hiện các nghĩa vụ làm người, làm theo những chuẩn mực đạo đức của con người”.

Thực tế cũng chứng minh rằng đôi lứa có thời gian tìm hiểu kỹ về nhau trước khi bước vào đời sống hôn nhân thì những xung đột, mâu thuẫn sẽ được hóa giải dễ dàng.

Chỉ tình yêu thôi chưa đủ!

Những lý do được đưa ra không phải nhằm cho bạn… sợ hôn nhân hoặc đi kết hôn với một người không hề yêu. Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng: Trước khi quyết định kết hôn, bạn nên biết những gì mình sẽ phái đối mặt trong cuộc sống vợ chồng để duy trì cuộc hôn nhân bền lâu. Chỉ tình yêu thôi chưa đủ để làm nên một gia đình hạnh phúc.

Có rất nhiều thứ vợ chồng trẻ phải đối mặt khi bắt đầu một cuộc sống mới. Khi đó, kỹ năng chung sống với người khác là điều rất quan trọng. Không chỉ chuẩn bị về mặt tâm lý, bạn trẻ cần chuẩn bị cả về những kỹ năng để trở thành vợ, chồng, thành cha, mẹ với rất nhiều những mối quan tâm, quan hệ chung, riêng.

Thực tế cũng chứng minh rằng, các cặp vợ chồng phải mất 3-5 năm mới dung hòa được cái tôi của nhau. Vì vậy, nếu các bạn trẻ bước vào cuộc sống lứa đôi mà cảm thấy “không như mình nghĩ” thì cũng đừng vội nản lòng mà hãy tìm cách vượt qua thử thách để tình yêu hôn nhân thêm bền vững.

Một tín hiệu đáng mừng vì nghiên cứu Fisher cũng chỉ ra rằng, cùng với việc tình yêu giảm đi sự mãnh liệt, “hormone tình yêu” dopamine được thay thế bởi “hormone tình thương” oxitoxin, tạo nên cơ sở sinh học cho việc tăng thêm sự gắn bó và tinh thần trách nhiệm. Và vì thế, hôn nhân vẫn là sự lựa chọn của đa số bởi con người vốn sợ sự cô đơn.

Hãy yêu và chấp nhận bản thân mình, chấp nhận những điểm khiếm khuyết ở người bạn đời bởi không ai hoàn hảo. Song song với quá trình hoàn thiện bản thân là quá trình chấp nhận nửa còn lại. Yêu thương và tôn trọng lẫn nhau là điều cần thiết trong hôn nhân. Hãy cùng nhau chia sẻ những khó khăn và niềm vui trong cuộc sống để không khí gia đình luôn gần gũi. Nhưng khi cần, bạn cũng nên tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý gia đình.

Cuộc sống hôn nhân không chỉ toàn là màu hồng mà trải qua nhiều thăng trầm. Trên thực tế, không thể có một cuốn sách hướng dẫn nào để chỉ dẫn các cặp vợ chồng cách có cuộc sống chung hạnh phúc. Có một cuộc sống tuyệt vời bên nhau phụ thuộc vào cố gắng của cả hai vợ chồng để cuộc hôn nhân tốt đẹp.

Theo Gia Đình

Theo Gia Đình

Bạn có thể quan tâm