Câu 1: Rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết nào?
Theo sách “100 điều nên biết về phong tục Việt Nam”, rằm tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, Tết Thượng Nguyên, Tết Trạng nguyên. Trong đó, tên gọi Tết Trạng nguyên bắt nguồn từ việc ngày xưa, nhân dịp trăng sáng đầu năm, nhà vua cho mở đại tiệc tại vườn thượng uyển, triệu các vị trạng nguyên đến dự hội, ngắm cảnh, xem hoa, làm thơ xướng họa, ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên và ân đức nhà vua đã đem lại thái bình thịnh trị. Từ đó về sau, lễ hội Tết Nguyên Tiêu (Tết Trạng nguyên) được lưu truyền rộng rãi trong dân. |
Câu 2: Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ nước nào?
Theo sách “Tết cổ truyền trong văn hóa người Việt”, Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại. Khi du nhập vào Việt Nam, nó được người Việt thay đổi để phù hợp tín ngưỡng văn hóa nước mình với nghi lễ văn hóa, phong tục gần gũi người dân nước Việt. |
Câu 3: Điền từ còn thiếu: “… quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”
Trong văn hóa người Việt, Tết Thượng Nguyên cũng chính là ngày rằm đầu tiên trong một năm Âm lịch, có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa tinh thần. Từ xa xưa, trong dân gian Việt Nam đã truyền tụng câu ca: “Lễ phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. |
Câu 4: Ngày nào được tổ chức vào dịp rằm tháng Giêng?
Vào mỗi dịp rằm tháng Giêng hàng năm, người Việt sẽ tổ chức Ngày thơ Việt Nam, nhằm tôn vinh những thành tựu thơ ca nước nhà. Đây là lễ hội được tổ chức lần đầu tiên từ năm 2003 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). |
Câu 5: Lễ vật nào được người Việt sử dụng trong cúng rằm tháng Giêng?
Lễ vật cúng rằm tháng Giêng phong phú, đa dạng, tùy văn hóa, sản vật mỗi miền. Tuy vậy, bánh trôi nước là lễ vật được sử dụng phổ biến nhất, với ý nghĩa cầu mong cả năm mọi việc đều hanh thông, trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy. |