Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mất một nửa lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Biến chứng xuất huyết trong cơ khiến ngực, tay trái của bệnh nhân căng cứng, đau nhức, chuyển màu tím bầm. Nghiêm trọng hơn, người đàn ông mất đến 1/2 lượng máu trong cơ thể.

Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39 độ C, tiểu cầu giảm sâu chỉ còn 7 G/L. Ảnh: BVCC.

Bệnh nhân là N.V.K., nam, 82 tuổi, ở Thái Bình, được chuyển đến khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, khi ở ngày thứ 6 của bệnh sốt xuất huyết.

Ban đầu, ông chỉ cảm thấy mệt mỏi và sốt nên đã đến cơ sở y tế điều trị. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39 độ C, tiểu cầu giảm sâu chỉ còn 7 G/L (thấp hơn 21 lần so với mức tối thiểu), xuất huyết tiêu hóa lượng lớn khiến phân đen.

ThS.BS Đặng Hoàng Điệp, khoa Cấp cứu, cho biết ngay khi nhập viện, ông K. được chỉ định truyền khối tiểu cầu để hỗ trợ đông máu. Tiểu cầu dần tăng và bước vào giai đoạn lui bệnh nhưng tình trạng xuất huyết trong cơ vẫn diễn biến phức tạp.

Máu chảy trong các mô cơ thành ngực, cẳng và bàn tay trái khiến vùng cơ căng cứng, đau nhức dữ dội, chuyển màu tím bầm. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân mất đến một nửa lượng máu trong cơ thể. Chỉ số huyết sắc tố giảm từ 140 T/L xuống còn 70 T/L, đẩy bệnh nhân vào tình trạng nguy kịch.

sot xuat huyet anh 1

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân K. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Đặng Hoàng Điệp cho hay huyết sắc tố (Hgb) là chỉ số quan trọng phản ánh khả năng vận chuyển oxy của cơ thể. Khi chỉ số này giảm sâu, bệnh nhân đối mặt với nguy cơ nguy hiểm tính mạng rất cao nếu không được can thiệp kịp thời.

May mắn, đến ngày thứ 9 của bệnh, tình trạng bệnh nhân có nhiều chuyển biến tích cực. Tiểu cầu đã tăng lên 57 G/L, xuất huyết tiêu hóa tạm thời ổn định và không xuất hiện thêm các triệu chứng xuất huyết mới. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, tình trạng xuất huyết trong cơ của bệnh nhân N.V.K. vẫn cần được theo dõi chặt chẽ.

"Đây là biến chứng khó kiểm soát, không thể xử lý bằng các biện pháp thông thường như thắt mạch hay băng ép. Việc điều trị tập trung vào truyền chế phẩm máu để duy trì yếu tố đông máu, chỉ số huyết sắc tố ổn định đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan", bác sĩ Điệp nói.

Sau nửa tháng điều trị, bệnh nhân K. đã được ra viện. Bác sĩ Điệp nhấn mạnh đây là lời cảnh báo về sự nguy hiểm của sốt xuất huyết, đặc biệt là biến chứng chảy máu trong cơ. Việc được phát hiện sớm và điều trị kịp thời không chỉ cứu sống người bệnh mà còn giảm nguy cơ biến chứng, bảo vệ sức khỏe lâu dài.

"Điều quan trọng là người dân cần chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo như chảy máu, mệt, bứt rứt hay vật vã, khó thở hay bất kỳ triệu chứng nào bất thường. Những dấu hiệu tưởng chừng đơn giản có thể nhanh chóng tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời", bác sĩ Điệp khuyến cáo.

Bệnh của thời thức ăn tiện lợi

Qua 400 trang sách, bác sĩ Robert H.Lustig đã chỉ ra nguy cơ các bệnh con người có thể mắc phải trong bối cảnh thực ăn nhanh, đồ đóng hộp lên ngôi. Trong đó, Lustig nhấn mạnh rằng, thực phẩm tiện lợi được sản xuất hàng loạt chính là sát thủ âm thầm.

Cuốn sách Bệnh của thời thức ăn tiện lợi giải thích nguyên nhân gây ra tất cả bệnh mạn tính, cách thực phẩm tiện lợi đã tác động đến chúng dẫn đến tổn hại cho sức khỏe, nền kinh tế và môi trường, từ đó đề xuất giải pháp để chữa lành cho con người.

Bé trai ở TP.HCM phải thở máy sau 4 ngày sốt

Sau nhiều ngày sốt liên tục, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng đau bụng, ói và được chẩn đoán bị sốt xuất huyết.

Bác sĩ hiến máu khẩn cấp cứu sản phụ sốt xuất huyết nguy kịch

Hành động hiến máu khẩn cấp của 2 bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã cứu sống sản phụ sốt xuất huyết "vượt cạn" thành công.

Căng thẳng ca đỡ sinh cho thai phụ sốt xuất huyết bất ngờ chuyển dạ

Thai phụ 27 tuổi mắc sốt xuất huyết nhập viện trong tình trạng vỡ ối sớm và tiểu cầu hạ thấp nghiêm trọng. Các bác sĩ chỉ định mổ khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm