Theo Medical News Today, mỡ máu (còn gọi là máu nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa lipid máu) xảy ra khi một người có lượng lipid bất thường trong máu. Lipid, hay chất béo, là thành phần quan trọng của cơ thể, giúp xây dựng sự sống và cung cấp năng lượng cho các tế bào.
Máu nhiễm mỡ nguy hiểm thế nào?
Máu của mỗi người chứa 3 loại lipid chính: lipoprotein mật độ thấp (cholesterol LDL, còn gọi là cholesterol xấu do có thể gây ra các mảng bám trong mạch máu), lipoprotein mật độ cao (cholesterol HDL hay cholesterol tốt do có thể giúp loại bỏ LDL khỏi máu), triglyceride (chất béo trung tính - phát triển khi calo không được đốt cháy ngay lập tức và được lưu trữ trong các tế bào mỡ). Rối loạn lipid máu xảy ra khi mức LDL hoặc triglyceride quá cao, hoặc mức HDL quá thấp.
Máu nhiễm mỡ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ. Ảnh: Healthyheart. |
Mức độ lipid máu khỏe mạnh tự nhiên của mỗi người khác nhau. Tuy nhiên, những người có mức LDL và triglyceride cao hoặc mức HDL thấp có nguy cơ mắc xơ vữa động mạch cao hơn.
Xơ vữa động mạch xảy ra khi cholesterol LDL dư thừa lắng đọng và bám vào thành động mạch tạo thành các mảng bám khiến máu khó lưu thông. Theo thời gian, những mảng bám này có thể tích tụ, làm hẹp lòng mạch và gây ra các biến chứng nguy hiểm như đau tim, đột quỵ.
Rối loạn mỡ máu nặng hoặc không được điều trị có thể dẫn đến các tình trạng khác như bệnh động mạch vành (CAD) và bệnh động mạch ngoại biên (PAD). CAD và PAD đều có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe, bao gồm đau tim và đột quỵ.
Triệu chứng máu nhiễm mỡ
Rối loạn mỡ máu không có triệu chứng rõ rệt nên hầu hết người bệnh đều không biết mình mắc bệnh. Bác sĩ thường sẽ chẩn đoán rối loạn lipid máu trong quá trình xét nghiệm máu thường xuyên hoặc xét nghiệm các bệnh khác.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh này bao gồm đau chân, tê bì (đặc biệt là khi đi hoặc đứng); sưng tấy ở chân, mắt cá chân, bàn chân, dạ dày và tĩnh mạch cổ; đau tức ngực, khó thở; đau, căng và áp lực ở cổ, hàm, vai và lưng; khó tiêu và ợ nóng; khó ngủ và mệt mỏi vào ban ngày; chóng mặt; tim đập nhanh; đổ mồ hôi lạnh, nôn và buồn nôn; ngất xỉu.
Các triệu chứng này có thể nhẹ đi khi người bệnh nghỉ ngơi và trở nên tồi tệ hơn khi người đó hoạt động hay căng thẳng.
Người béo phì có nguy cơ cao mắc rối loạn mỡ máu. Ảnh: Georgiasurgicare. |
Nguyên nhân máu nhiễm mỡ
Theo Healthline, rối loạn mỡ máu có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân di truyền. Con cái có nguy cơ mắc rối loạn lipid máu nguyên phát cao hơn bố hoặc mẹ bị rối loạn lipid máu. Tuổi tác tăng cao cũng là nguy cơ khiến cholesterol tăng cao. Phụ nữ thường có mức LDL thấp hơn nam giới, tuy nhiên, mức LDL ở phụ nữ sẽ có xu hướng tăng sau khi mãn kinh.
Người mắc một số bệnh lý như tiểu đường type 2, suy giáp hoặc bệnh thận mạn tính cũng có nguy cơ rối loạn mỡ máu cao hơn.
Ngoài ra, nguyên nhân máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn uống không điều độ, tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo bão hòa (là chất béo từ mỡ động vật, được tìm thấy trong thịt, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa) và chất béo chuyển hóa (có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn), nhiều đường bột, ăn ít hoa quả; hút thuốc; béo phì và lười vận động.
Làm gì để kiểm soát mỡ máu?
Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp luyện tập thể thao có thể giúp bạn kiểm soát mức cholesterol và triglyceride. Nên hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa, đường tinh luyện, hạn chế bia rượu và ngừng hút thuốc. Ăn nhiều trái cây, rau xanh, protein nạc và ngũ cốc nguyên hạt.
Người máu nhiễm mỡ cần một chế độ dinh dưỡng tự nhiên và khoa học. Ảnh: Ecopath Việt Nam |
Có thể kết hợp những thực phẩm 100% tự nhiên như Tảo Mặt Trời Spirulina, vì Tảo Mặt Trời chứa GLA (omega 6) - một loại chất béo tốt và rất hiếm kết hợp với các chất chống oxi hóa tự nhiên như: Phycocyanin, Chlorophyll, Beta-caroten,… các vitamin nhóm B (từ B1 - B12) giúp thanh lọc, thải độc cho gan và máu, đào thải các mảng xơ vữa trong các mạch máu.