Tháng 11 này, Matsuya, chuỗi gyudon (cơm thịt bò) lớn thứ 2 của Nhật Bản, đã lắp đặt máy bán hàng tự động đầu tiên. Nằm trong canteen dành cho nhân viên của công ty trò chơi di động Gree có trụ sở tại Tokyo, máy được tích hợp nhiều món ăn từ thực đơn nhà hàng thông thường của Matsuya, bao gồm cơm thịt bò tiêu chuẩn, cơm thịt bò với nước ướp mè và rễ cây ngưu bàng, thịt lợn gừng và cà ri.
Giá nằm trong khoảng 4,15-4,60 USD, với bát thịt bò tiêu chuẩn đắt hơn 0,64 USD so với giá tại nhà hàng, nhưng đó là khoản phí nhỏ để trả cho sự tiện lợi.
Máy bán cơm thịt bò tự động tại căn tin công ty trò chơi di động Gree. Ảnh: Yuriko. |
Người dùng Twitter Yuriko, nhân viên Gree đã mua cơm thịt bò từ máy và thấy rằng món ăn có vị ngon không kém những món Matsuya phục vụ tại các nhà hàng. Hơn nữa, gyudon còn đi kèm với súp miso, quà tặng quen thuộc của thương hiệu này trong khi đối thủ cạnh tranh của họ tính thêm phí.
Tuy nhiên, máy bán cơm thịt bò tự động này không tự nấu. Thay vào đó, việc nấu ăn được xử lý bởi một chi nhánh của Matsuya. Trong trường hợp địa điểm duy nhất là công ty Gree, nhân viên nhà hàng sẽ chuyển đồ ăn đến dự trữ trong máy 2 lần một ngày, vào buổi sáng, trước giờ ăn trưa và chiều muộn.
Một bát cơm thịt bò Matsuya mua từ máy bán hàng tự động có giá 4,15-4,60 USD. Ảnh: Yuriko. |
Sau khi mua cơm thịt bò hoặc các món ăn khác, thực khách hâm nóng trong lò vi sóng bên cạnh máy và thêm nước nóng vào gói súp miso đông khô đi kèm theo đơn đặt hàng. Yuriko nói rằng máy bán hàng tự động bát thịt bò trở thành đồng nghiệp của cô ấy.
Matsuya dự định tung ra phiên bản nâng cao vào mùa xuân tới, với mục tiêu lắp đặt ban đầu là 100-200 máy.
Gyudon rất phổ biến ở Nhật Bản và được coi như món ăn quốc dân. |
Trước máy bán đồ ăn tự động, Nhật Bản rất thành công với các máy bán đồ uống. Đi dạo quanh Tokyo vào một ngày cuối mùa thu, du khách có thể nhìn thấy hàng loạt máy bán hàng quanh thành phố với các đồ uống nóng như trà xanh, chocolate nóng, cam, quýt, chanh và cả máy bán bia tự động.