Chị Nguyễn Thúy Hường (Tuyên Quang) không giấu nổi bức xúc khi con gái đăng ký xét tuyển vào một trường thuộc khối ngành kinh tế tại Hà Nội nhưng truy cập vào fanpage của trường, các thông tin đều không liên quan đến phương thức con muốn xét tuyển.
“Năm trước, con đã đăng ký xét tuyển nhưng không rắc rối như năm nay. Con chỉ cần xét phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT nhưng trường không có bất kỳ hướng dẫn cụ thể với phương thức này thì đăng ký như thế nào”, chị Hường băn khoăn.
Chị và con lúng túng vì đọc thông tin năm nay có điều chỉnh cách thức đăng ký nguyện vọng. Nhưng khi vào website cũng như fanpage của các trường, con chỉ thấy tập trung hướng dẫn đăng ký các phương thức xét tuyển riêng, không có hướng dẫn cụ thể đối với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp. Chị Hường và con không rõ phương thức này năm nay có điều chỉnh gì không.
Năm nay, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển một nguyện vọng bằng một phương thức. Ảnh: Tiền Phong. |
Thí sinh Phạm Thị Hải (Thái Bình) băn khoăn em đã đăng ký và nhận email đăng ký thành công từ 15/7. Nhưng là thí sinh thi lại, Hải vẫn sử dụng số căn cước công dân như năm trước. Vì vậy, hiện tại khi đăng nhập, hồ sơ chuyển về hồ sơ cũ của Hải, chỉ hiện các nguyện vọng xét tuyển năm ngoái, không hề hiện thông tin của năm nay. Hải đã gửi email và gọi điện cho trường nhưng không nhận được hồi âm, không biết phải làm thế nào.
Ghi nhận cho thấy kênh thông tin hiện nay được nhiều thí sinh quan tâm là trên các fanpage của các trường. Tuy nhiên, tại đây, các trường đều chỉ hướng dẫn thí sinh đăng ký nguyện vọng đối với các phương thức xét tuyển riêng, tức là các phương thức thí sinh đã trúng tuyển (tạm thời) hoặc các phương thức xét tuyển kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi Đánh giá tư duy.
Còn với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp, các trường dường như bỏ quên. Thực tế, một tỷ lệ không nhỏ thí sinh muốn xét tuyển bằng phương thức này.
Rất nhiều thí sinh cho biết đã trúng tuyển có điều kiện vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm (học bạ, Đánh giá năng lực) và trường lại yêu cầu thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1 lên hệ thống của Bộ GD&ĐT, nếu không sẽ hủy kết quả xét tuyển. Trong khi đó, thí sinh lại muốn đăng ký thêm nguyện vọng khác nên đang lo lắng.
Mặt khác hiện Bộ GD&ĐT chưa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng tối thiểu (điểm sàn) đối với ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe. Một bộ phận không nhỏ thí sinh chưa biết sẽ lựa chọn thế nào, việc yêu cầu thí sinh phải xác nhận nhập học hay đăng ký nguyện vọng 1 đối với các ngành đã trúng tuyển là áp lực không nhỏ đối với các em.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, khẳng định hệ thống lọc ảo hỗ trợ chắc chắn giúp thí sinh đỗ vào nguyện vọng ưu tiên nhất có thể mà không phải lo lắng lựa chọn giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.
Thí sinh không phải xác nhận nhập học trước đối với các phương thức khác, việc xác nhận nhập học trước có thể làm mất đi cơ hội được nhập học vào các trường và ngành mà thí sinh mong muốn hoặc thí sinh phải nộp một khoản phí giữ chỗ. Quy chế không cho phép các trường làm việc này.
Việc đăng ký nguyện vọng là quyền của thí sinh, do các em lựa chọn. Thí sinh cứ làm đúng quy trình đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống chung theo đúng quy định của bộ. Nếu mong muốn nhập học tại trường, ngành nào, khi đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên hệ thống, thí sinh phải đặt ở mức ưu tiên cao nhất.
Đạt điểm cao vẫn trượt tốt nghiệp vì điểm liệt
Trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay, khá nhiều thí sinh trượt tốt nghiệp vì có môn thi bị điểm liệt dù tổng điểm cao.
Theo quy định của quy chế thi tốt nghiệp THPT, điểm liệt trong xét tốt nghiệp THPT là từ 1 điểm trở xuống. Điểm liệt được tính cho tất cả bài thi và môn thi thành phần của bài thi tổ hợp và không đủ điều kiện xét tốt nghiệp THPT.
Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy số thí sinh có điểm thi từ 1 trở xuống đối với môn Toán là 165; môn Ngữ văn có 194 thí sinh; môn Vật lý có 24 thí sinh; môn Hóa học 43 thí sinh; môn Sinh có 94 thí sinh; môn Lịch sử có 83 thí sinh; môn Địa lý có 38 thí sinh; môn Giáo dục Công dân có 30 thí sinh; môn Tiếng Anh có nhiều nhất với 423 thí sinh.
Như vậy, 9 môn thi có 1.094 bài thi bị điểm liệt. Trong số này, ngoài thí sinh tự do (thí sinh chỉ thi một số môn để lấy kết quả xét tuyển đại học hoặc thi những môn bị liệt của năm trước để xét tốt nghiệp), rất nhiều thí sinh lớp 12 trượt tốt nghiệp dù điểm thi các môn còn lại khá cao.
Điểm thi THPT 2022
Nam sinh tốt nghiệp điểm cao nhất Bách khoa tự trách vì đỗ đại học
Là người duy nhất trong số 3 anh em trai được đi học đại học, thế nhưng, Dương nhiều lần tự trách vì bản thân mang thêm gánh nặng cho gia đình.
Hơn 11.500 thí sinh tranh suất sớm vào trường Sư phạm
Sáng 11/5, hơn 11.500 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội để tranh suất vào các trường Sư phạm trên cả nước.
Hơn 1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024
Cả nước có 1.067.391 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT, nhiều hơn năm 2023 khoảng 43.300 em.
Tỷ lệ chọi vào trường chuyên Hà Nội giảm mạnh, có lớp giảm hơn một nửa
Theo số liệu thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10 công lập năm 2024 do Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố, tỷ lệ chọi vào 4 trường THPT chuyên và có lớp chuyên của thành phố giảm mạnh.
IDP lên tiếng vụ cấp 56.200 chứng chỉ IELTS không hợp lệ
Bộ GD&ĐT nói 56.200 chứng chỉ IELTS do IDP cấp không hợp lệ, song đơn vị này khẳng định số chứng chỉ này được 12.000 tổ chức trên toàn thế giới công nhận.