Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Mẹ ơi, con hôn bạn ấy có được không?'

22 tuổi nhưng Duy vẫn không thể tự quyết định nên làm gì với cô bạn gái trong buổi hẹn hò đầu tiên.

20 tuổi vẫn được đưa đón đi học

Mẹ bón đồ ăn, mẹ đưa đón đi học, mẹ giúp mặc đồ… là những câu chuyện tưởng chừng như chỉ dành cho học sinh tiểu học nhưng lại đang diễn ra ở các cậu ấm, cô chiêu đã 18-20 tuổi. Vì được cha mẹ quá yêu thương và bao bọc, nên những đứa con chỉ lớn về mặt thể xác còn tính cách vẫn như trẻ lên ba.

Nghe câu chuyện 15 năm đưa đón con đi học của chú Hà (52 tuổi, Ba Đình, Hà Nội) tôi vừa thấy cảm phục sự nhẫn nại của chú, vừa thấy ngao ngán về cách thương con của người bố này. Tôi hỏi, em học đại học rồi, sao chú không mua xe máy cho em tự đi? Chú bảo, vì con gái chưa đi xe máy bao giờ nên sợ đường đông, nguy hiểm. Vậy làm thẻ xe bus? “Xe bus đông đúc, phải đi bộ gần 100m mới đến điểm đỗ, không tiện”, chú lý giải.

'Tuổi 17-18 bây giờ toàn ôm váy mẹ, nhìn phát chán'

"Ipad i biếc không chỉ cũng biết. Đi chơi không bao giờ lạc, không cần ba mẹ theo, cấm vẫn đi. Đi thi thì sợ lạc" - bạn Chán Òm bức xúc khi nói về tuổi 17-18 bây giờ.

Thế là từ ngày con đi học mẫu giáo cho đến giờ chú đã gần đến tuổi nghỉ hưu, con đã học năm 2 đại học, chú vẫn sáng đưa con đến trường, chiều đón con cùng về. Hôm nào con chỉ học ca sáng hoặc chiều thì chú tranh thủ giờ nghỉ trưa đưa đón con, bất đắc dĩ lắm mới cho con đi taxi về.

“Dần cũng thành quen ấy mà, chẳng thấy vất vả gì. Thời buổi bây giờ bát nháo lắm, đi ra đường không cẩn thận là cướp giật, móc túi, yêu đương nhăng nhăng. Có người lớn đưa đón vẫn hơn”, chú nói.

Còn chị Ánh (Cầu Giấy, Hà Nội) thì vô cùng “cảm phục” một đồng nghiệp bởi hình ảnh người mẹ gầy gò chở cậu con trai nặng trông như hộ pháp. Chị Ánh kể, đồng nghiệp của chị có cậu con trai học lớp 11, cao to gấp đôi mẹ rồi nhưng mẹ vẫn đưa đón đi học.

“Trường gần nhà, hỏi chị ấy sao không cho con tự đạp xe đi học, chị bảo không an tâm. Có lần đón con về sớm, chị cho qua cơ quan ngồi, thằng bé học lớp 11 rồi mà muốn uống nước cũng bảo mẹ rót cho”, chị Ánh thở dài.

Chị Ánh bảo, người mẹ nào cũng yêu thương, cũng muốn tự tay chăm sóc con cái, bản thân chị cũng vậy. Nhưng kiểu bao bọc thái quá thế này chắc chắn con sẽ có thói quen dựa dẫm, ỷ lại cha mẹ.

“Con lớn tưởng rồi mà không bằng mình con mọn, mình vẫn đi nhậu nhẹt liên hoan với công ty bình thường, còn chị ấy thì gần như chả tham gia được hoạt động gì sau 6h tối vì phải về chăm con. 16 tuổi rồi mà không biết xới cơm, không biết sắp bát đĩa ra mâm, tắm mẹ phải tìm quần áo cho vì không biết để ở đâu… Mình cũng chiều con thật, nhưng không chiều được kiểu ấy”, chị Ánh thở dài ngao ngán.

Khi phụ huynh trang trải 'tình phí' cho con

“Mỗi lần con đi uống nước, chọn quà tặng bạn gái, thì người rút ví là tôi. Cháu còn đi học, tất nhiên không có tiền. Yêu vào, khoản tình phí biết xoay ở đâu?"

Những người trẻ chỉ biết gọi “mẹ ơi”

Sự bao bọc thái quá của cha mẹ không chỉ khiến trẻ thụ động, sống dựa dẫm, không thể tự quyết định các vấn đề của bản thân dù đã đến tuổi trưởng thành.

Chị Ngân (Mỹ Đình, Hà Nội) có đứa cháu họ tên Duy, đã 22 tuổi nhưng chuyện gì cũng kể với mẹ, việc gì cũng xin ý kiến mẹ mới làm. Mẹ của Duy thì rất hài lòng vì con ngoan, nhưng dưới con mắt của chị Ngân thì điều đó là không bình thường.

“Nó thích ai cũng kể với mẹ, mẹ không đồng ý là thôi luôn. Đến năm 3 đại học thì có bạn gái, nó đi chơi còn hỏi mẹ là hôn con bé đó có được không. Đi chơi về kể cho mẹ nghe hai đứa đã đi đâu, ăn gì, nắm tay ra sao, hôn nhau ra sao. Nghe cứ như chuyện cổ tích”, chị Ngân chia sẻ.

Chị cho biết, ngay từ nhỏ Duy đã được gia đình chiều chuộng, đưa đi đón về, mẹ lo cho từ A đến Z nên hầu như không biết làm gì ngoài việc ăn với học. Bạn bè mẹ cũng hạn chế, cho chơi với ai mới được chơi. Cậu không chơi game, không hút thuốc lá, không nói tục chửi bậy… tổng thể là một đứa trẻ ngoan. Nhưng vì quen được người khác sống thay, quyết định thay rồi nên cậu chàng 22 tuổi này cứ gặp vấn đề gì là chỉ biết gọi “mẹ ơi”.

“Có lần nó cùng các bạn đi phố cổ chơi rồi lạc không biết đường về, phải gọi điện cho mẹ nó qua đón. Lần khác bố mẹ nó về quê ăn giỗ, đã chuẩn bị sẵn hết thức ăn cho tủ lạnh rồi mà đến bữa không biết phải ăn những món gì, cũng lại gọi mẹ”, chị Ngân kể.

Còn chị H. (Nam Thăng Long, Hà Nội) thì vừa chia tay người yêu vì câu cửa miệng của anh này là “mẹ anh bảo”. Chị H. cho biết, anh này đã 26 tuổi nhưng cái gì cũng hỏi mẹ, đi ăn cũng hỏi, đi chơi cũng phải hỏi mẹ. Lúc đầu chị H. chỉ nghĩ anh tôn trọng mẹ nên nhắn tin, gọi điện “báo cáo” cho mẹ an tâm. Nhưng dần dần chị mới phát hiện ra đó là thói quen từ nhỏ của anh và chuyện gì anh cũng nghe mẹ hết.

“Vừa rồi mình săn được vé máy bay giá rẻ, rủ anh đi du lịch Nha Trang 3 ngày nhưng anh bảo để anh nghĩ đã. Sau rồi bảo không đi vì mẹ không đồng ý. Mình chia tay luôn, lấy kiểu người này làm chồng chắc sau này mẹ bảo bỏ vợ cũng bỏ quá”, chị H. chia sẻ.

Những sinh viên có osin theo hầu

Mới ra Hà Nội ở được một ngày, cô"tiểu thư" Linh đã gọi điện về nhà than phiền với mẹ đủ thứ chuyện. Kết quả là mẹ Linh phải tìm ngay cho “tiểu thư” một osin.

http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/251573/-me-oi--con-hon-ban-ay-co-duoc-khong--.html

Theo K.Minh/VietNamNet

Bạn có thể quan tâm