Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những sinh viên có osin theo hầu

Mới ra Hà Nội ở được một ngày, cô"tiểu thư" Linh đã gọi điện về nhà than phiền với mẹ đủ thứ chuyện. Kết quả là mẹ Linh phải tìm ngay cho “tiểu thư” một osin.

Những sinh viên có osin theo hầu

Mới ra Hà Nội ở được một ngày, cô"tiểu thư" Linh đã gọi điện về nhà than phiền với mẹ đủ thứ chuyện. Kết quả là mẹ Linh phải tìm ngay cho “tiểu thư” một osin.

Một buổi sáng thứ 7 tôi tới nhà Nam (sinh viên trường ĐH GTVT) thì được một phụ nữ khoảng 50 tuổi ra mở cổng. Tôi cứ ngỡ đó là mẹ Nam cho đến khi bác chào tôi nói: “Cậu chủ vẫn đang ngủ”. Tôi giật mình, thì ra đó là người giúp việc của cậu. Nam là một trong số những sinh viên xa nhà lên Hà Nội học có osin lo việc nhà từ A đến Z.

Có osin riêng “oai” thật!

Theo lời bác giúp việc kể, gia đình Nam rất chiều con nên khi “cậu ấm” lên Hà Nội học, bố mẹ cậu đã cho cả osin đi cùng để chăm sóc từng ly từng tý. Bác phải gọi Nam là “cậu chủ” mỗi khi cậu có bạn đến nhà chơi để ra dáng con nhà giàu.

Khi Nam ngủ dậy, chưa thấy người đâu đã nghe thấy tiếng cậu quát: “Không lo nấu cơm trưa đi còn ngồi đấy làm gì?” Và ngay lập tức bác giúp việc lật đật vào bếp nấu cơm. Suốt một tiếng đồng hồ nói chuyện với Nam, tôi chỉ toàn nghe cậu khoe về “cuộc sống thượng hạng” của mình, từ việc ở một mình một căn nhà rộng thì ra sao cho đến phải quản lý osin như thế nào... Cậu khoe osin nhà cậu từ hồi lên Hà Nội “ngoan” hẳn vì được cậu dạy dỗ cách ứng xử cho “ra dáng osin”.

Những sinh viên có osin theo hầu

Không ít “cậu ấm, cô chiêu” khi đi học đại học đã dược bố mẹ “cấp” cho một người giúp việc.

Cũng giống “cậu ấm” Nam, cô “tiểu thư” tên Linh được bố mẹ “cấp” cho một osin. Thực ra, trong tuần đầu tiên lên Hà Nội học, Linh cũng phải tự lo việc nhà như mọi tân sinh viên khác. Nhưng mới ở được một ngày, cô bạn đã gọi điện về nhà than phiền với mẹ đủ thứ chuyện. Kết quả là mẹ Linh phải tìm ngay cho “tiểu thư” một osin về lo việc nhà để cô nàng đỡ vất vả.

Có osin, Linh không phải động tay vào bất cứ việc gì. Kết quả là cô nàng đoảng ghê gớm. Mỗi khi cả lớp tổ chức ăn uống, cô bạn đều viện đủ lý do tới muộn để không phải làm gì. Đến một lần, Linh buộc phải cầm dao bổ dưa. Thấy cô bạn lóng ngóng không biết cách làm, một cậu bạn nhiệt tình ra chỉ dẫn thì bị Linh “xoẹt” luôn con dao vào tay. Linh vô cùng xấu hổ, còn bạn bè của cô nàng thì lắc đầu ngao ngán.

Đang đi học, có cần người giúp việc?

Với những gia đình có điều kiện., việc thuê osin cho con cái mình khi lên thành phố học không phải là chuỵện khó khăn. Vấn đề ở đây là nên hay không nên?

Trên thực tế, khi có người lo giúp việc nhà thì các bạn sẽ đỡ vất vả và có nhiều thời gian hơn cho việc học. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những mặt tích cực của việc tự sống một mình khi còn là sinh viên. Xa gia đình, phải tự làm việc nhà, phải học cách tự giải quyết những vấn đề của cuộc sống, các sinh viên sẽ trưởng thành và độc lập hơn rất nhiều. Khi học đại học là lúc các bạn đã lớn, bởi vậy phải biết cách sắp xếp hài hòa giữa việc học tập và việc nhà.

Những sinh viên có osin theo hầu

Tự mình làm việc nhà sẽ giúp các sinh viên trưởng thành và độc lập hơn rất nhiều.

Việc có osin sẽ khiến các bạn trở nên lười biếng và ỷ lại, thậm chí không biết cách tự chăm sóc bản thân mình. Đặc biệt là với các bạn nữ, không biết một chút gì về nữ công gia chánh sẽ làm các bạn “mất điểm” trong mắt bạn bè và nhất là chàng cùng bố mẹ chàng.

Không chỉ vậy, cảm giác là “cậu chủ”, “cô chủ” còn khiến nhiều bạn trở nên khinh người, thích “khoe mẽ”. Như trường hợp của Nam, cậu đã biến bác giúp việc bằng tuổi mẹ mình thành một osin chính hiệu, gọi dạ bảo vâng, và lấy đó làm niềm tự hào để thể hiện đẳng cấp hơn người của cậu, bởi như cậu đã nói: “Sinh viên được mấy ai có osin theo hầu như tớ?”.

Theo Dân Trí

Theo Dân Trí

Bạn có thể quan tâm