Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Miếng dán tránh thai có gì khác thuốc?

Tiện lợi và hiệu quả, nhưng miếng dán không phải là phương pháp tránh thai phù hợp với tất cả phụ nữ.

Tuy không phải là phương pháp tránh thai phổ biến nhưng vì tính tiện dụng nên không ít chị em sử dụng miếng dán để tránh thai. Đó là một miếng mỏng khoảng 4,5cm, màu be, được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay.

Tuy không phải là phương pháp phổ biến nhưng vì tính tiện dụng nên nhiều chị em sử dụng miếng dán để tránh thai. Đó là miếng mỏng khoảng 4,5 cm, màu be, được dán trực tiếp vào da vùng mông, bụng, lưng trên hoặc bắp tay.

Miếng dán phóng thích liên tục hai hormone tổng hợp là progestin (norelgestromin) và estrogen (ethinyl estradiol), tương tự với hormone được cơ thể sản sinh tự nhiên.

Miếng dán phóng thích liên tục hai hormone tổng hợp là progestin (norelgestromin) và estrogen (ethinyl estradiol), tương tự với hormone được cơ thể sản sinh tự nhiên.

Miếng dán tránh thai ngăn ngừa có thai bằng cách ngăn cản sự rụng rứng ở người phụ nữ. Nếu trứng không rụng, tinh trùng không thể thụ tinh và không thể có thai. Miếng dán cũng làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại, làm cho tinh trùng khó gặp trứng.

Miếng dán tránh thai ngăn cản sự rụng rứng ở người phụ nữ. Miếng dán cũng làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại, làm cho tinh trùng khó gặp trứng.

Miếng dán ngừa thai cũng có những tác dụng phụ (mặc dù hiếm gặp) như: Kích ứng nhẹ da ở vùng dán, đau đầu, cương vú, ra máu âm đạo bất thường, tăng cân nhẹ, buồn nôn và nôn, chướng bụng.

Miếng dán ngừa thai cũng có những tác dụng phụ (mặc dù hiếm gặp) như kích ứng nhẹ da ở vùng dán, đau đầu, cương vú, ra máu âm đạo bất thường, tăng cân nhẹ, buồn nôn và nôn, chướng bụng.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng do cơ chế thẩm thấu hormone trực tiếp vào máu, miếng dán tránh thai có thể tăng nguy cơ gây máu vón cục và bệnh tim mạch. Điều này là do lượng estrogen trong miếng dán ngừa thai và viên thuốc tránh thai hàng ngày tương đương nhau nhưng khi uống thuốc, hormone được chuyển hóa trong ruột trước khi đi vào mạch máu. Còn khi dùng miếng dán, hormone đi trực tiếp vào mạch máu

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng do cơ chế thẩm thấu hormone trực tiếp vào máu, miếng dán tránh thai có thể tăng nguy cơ gây máu vón cục và bệnh tim mạch. Điều này là do lượng estrogen trong miếng dán ngừa thai và viên thuốc tránh thai hàng ngày tương đương nhau nhưng khi uống thuốc, hormone được chuyển hóa trong ruột trước khi đi vào mạch máu. Khi dùng miếng dán, hormone đi trực tiếp vào mạch máu

Vì vậy, phụ nữ bị bệnh mãn tính như: bướu cổ, huyết áp cao, hoặc có khối u, tiểu đường, một số bệnh về tim mạch… không nên dùng miếng dán tránh thai vì có thể gây ra tai biến.

Vì vậy, phụ nữ bị bệnh mãn tính như bướu cổ, huyết áp cao, hoặc có khối u, tiểu đường, một số bệnh về tim mạch… không nên dùng miếng dán tránh thai.

Do đó, trước khi quyết định sử dụng biện pháp tránh thai này, cần khám xác định xem mình có bị hoặc có nguy cơ bị bệnh tim mạch không. Nếu có, không nên dùng miếng dán ngừa thai chứa 2 hormone. Nhờ bác sĩ tư vấn cho dùng loại có hàm lượng thích hợp. Miếng dán có kích thước nhất định chứa một lượng hoạt chất nhất định.

Do đó, trước khi quyết định sử dụng biện pháp tránh thai này, bạn cần khám xác định xem mình có bị hoặc có nguy cơ bị bệnh tim mạch không.

http://kienthuc.net.vn/khoe/mieng-dan-tranh-thai-co-gi-khac-thuoc-tranh-thai-thuong-471875.html?p=7

Theo Linh Chi/Báo Kiến Thức

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm