Tuần trước, một trong các địa danh được tin là nơi đặt mộ của Chúa Jesus ở Jerusalem được mở lần đầu sau hàng trăm năm.
|
Theo Kinh thánh, xác Chúa Jesus được đặt trên một phiến đá chìa ra từ bên hông hang động đá vôi sau khi bị hành hình hơn 2.000 năm trước. Phiến đá được đặt trong một công trình mang tên Edicule, có nghĩa là “ngôi nhà nhỏ” theo tiếng Latin.
|
Edicule và ngôi mộ đang được nhóm các nhà khoa học của Đại học Công nghệ Quốc gia Athens phục chế.
|
Tuy nhiên, Jerusalem không phải nơi duy nhất đưa ra giả thuyết về nơi yên nghỉ của Chúa Jesus. Garden Tomb, gần Jerusalem, được coi là nơi chôn cất Chúa Jesus, một thuyết đặc biệt phổ biến với người theo đạo Tin lành. Nơi này được phát hiện năm 1867.
|
Theo một giả thuyết khác, mộ Chúa Jesus nằm tại Talpoit, Jerusalem, từng xuất hiện trong phim tài liệu “Ngôi mộ mất tích của Jesus” của đạo diễn James Cameron năm 2007.
|
Người theo đạo Thiên chúa thường đổ đến những nơi được đề cập trong kinh Phúc Âm như Bethlehem, nơi Chúa Jesus ra đời, nằm ở Thành cổ Jerusalem trong khu West Bank.
|
Một giả thuyết khác từ thời Trung cổ liên quan đến truyền thuyết về vua Arthur cho rằng, Chúa Jesus đến Anh thời trẻ và ở một thời gian tại Glastonbury. Ảnh chụp Glastonbury Abbey, nơi chôn cất vua Arthur.
|
Năm 1887, phóng viên chiến trường người Nga Nicolas Notovitch tuyên bố đã phát hiện ra một tài liệu cho thấy, Chúa Jesus đến dãy Himalayas năm 13 tuổi. Ngài ở tại tu viện Tây Tạng và nghiên cứu đạo Phật.
|
Theo thuyết của đạo Hồi Ahmadi Muslim vào những năm 1800, Chúa Jesus không hề bị hành hình mà đến Ấn Độ sống và qua đời tại vùng Kashmir. Đây là nơi đền thờ Rozabal được xây dựng.
|
Một câu chuyện khác cho rằng, Chúa Jesus thoát khỏi bị hành hình ở Jerusalem bằng cách để người anh em Isukiri thay mình trên thập tự và trốn sang Nhật Bản sống đến hơn 100 tuổi. Ngài là một người chồng, người cha, và một người nông dân trồng lúa ở làng Shingo, nơi có một ngôi đền mang tên Chúa Jesus.
|