Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mối nguy hiểm với cơ thể khi bạn ăn quá nhiều đường

Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ sâu răng, đồng thời tác động xấu đến nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể.

Đồ uống có đường, kẹo, bánh nướng và sữa là những nguồn cung cấp đường bổ sung chính. Nhưng ngay cả các loại thực phẩm mặn như bánh mỳ, nước sốt cà chua và thanh protein..., cũng có thể chứa đường, tăng nguy cơ dư thừa dưỡng chất này trong cơ thể.

Nếu bạn tiêu thụ đường vượt quá mức khuyến cáo, nó có thể ảnh hưởng tiêu cực cơ thể theo nhiều cách. Dưới đây là những tác động của đường tới toàn bộ cơ thể và sức khỏe của bạn.

Tác động 2 mặt tới não bộ

Theo Healthline, ăn đường sẽ cung cấp cho não bộ lượng lớn hóa chất tạo cảm giác dễ chịu gọi là dopamine. Điều này giải thích bạn có nhiều khả năng thèm ăn thanh kẹo vào lúc 15h chiều hơn một quả táo hoặc cà rốt. Bởi vì thực phẩm toàn phần như trái cây và rau không khiến não tiết ra nhiều dopamine, não chỉ cần đường để có cảm giác sảng khoái như vậy.

Tuy vậy, đường có thể gây ra vô số hiệu ứng trong não. Tiêu thụ quá nhiều đường là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm lo âu. Đường tác động các tế bào thần kinh, làm rối loạn đường dẫn truyền xung thần kinh, điều chỉnh tâm trạng. Thậm chí, đường có liên kết với chứng mất trí nhớ.

Tac hai cua duong voi co the anh 1

Đường có trong rất nhiều loại thực phẩm như kẹo, đồ ngọt... Ảnh: Healthline.

Ăn kẹo hoặc bánh quy có thể cung cấp cho bạn nguồn năng lượng tức thì bằng cách tăng lượng đường trong máu nhanh chóng. Nhưng khi mức độ của bạn giảm xuống do các tế bào hấp thụ đường, bạn có thể cảm thấy bồn chồn và lo lắng, hay còn gọi là "sự cố đường" đáng sợ.

Ăn đường quá thường xuyên có thể ảnh hưởng tâm trạng. Nó gây sụt giảm tâm trí vào buổi chiều, đồng thời tăng nguy cơ trầm cảm ở người lớn.

Gây sâu răng

Đây là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe phổ biến và dễ nhận thấy nhất của việc tiêu thụ nhiều đường. Khi bạn ăn nhiều đồ ngọt, mức axit trong miệng tăng gây hỏng men răng.

Khi lớp men răng bảo vệ bị tàn phá, nồng độ axit cao khiến răng bị tổn thương, hình thành các lỗ sâu răng. Sâu răng gây đau đớn, ê buốt, nhạy cảm với đồ ăn nóng - lạnh, thậm chí bạn phải loại bỏ răng sâu gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng sinh hoạt.

Đẩy nhanh quá trình lão hóa da

Theo Webmd, tác dụng phụ khác của đường do viêm là nó có thể khiến làn da bị lão hóa nhanh hơn.

Lượng đường dư thừa gắn vào protein trong máu và tạo ra "AGEs", phân tử có hại. Những phân tử này đẩy nhanh quá trình lão hóa da hơn. Chúng được chứng minh làm tổn thương collagen và elastin trong da - những sợi protein giữ cho làn da săn chắc và trẻ trung. Kết quả là điều này dẫn đến nếp nhăn và làn da chảy xệ.

Tac hai cua duong voi co the anh 2

Đường có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa, khiến da xấu xí, chảy sệ nhanh. Ảnh: Insider.

Gan, thận tổn thương

Khi bạn nạp quá nhiều đồ ngọt, gan, thận không thể xử lý lượng đường fructose, nó sẽ chuyển đường thành dạng mỡ và tích lũy ở mọi nơi trong cơ thể. Chất béo tích trong gan, thận có thể gây bệnh gan nhiễm mỡ, tổn thương tuyến thượng thận và ảnh hưởng khả năng thải độc của các cơ quan này.

Điều này là do lượng đường bổ sung dồi dào có thể chứa fructose cao. Fructose được xử lý trong gan, nhưng nếu quá lớn, chúng có thể gây hại gan. Khi đường fructose bị phân hủy trong gan, nó sẽ được chuyển hóa thành chất béo. Điều này có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) hoặc viêm gan nhiễm mỡ không do rượu. Những vấn đề này có thể phát triển thành xơ gan và cần ghép gan.

Đặc biệt, nếu bạn bị tiểu đường, tiêu thụ đồ ngọt có thể dẫn đến tổn thương thận. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu. Khi lượng đường trong máu đạt đến một mức nhất định, thận bắt đầu thải lượng đường dư thừa vào nước tiểu. Nếu không được kiểm soát, bệnh tiểu đường có thể làm hỏng thận, khiến thận không thể thực hiện công việc lọc chất thải trong máu. Điều này có thể dẫn đến suy thận.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Đường giàu calo nhưng không có giá trị dinh dưỡng. Vì vậy, khi ăn nhiều đồ ngọt, bạn có cảm giác no nhanh nhưng dễ uể oải, mệt mỏi. Năng lượng dư thừa tích lũy trong cơ thể sẽ dẫn tới thừa cân, béo phì. Mật độ phân tử đường cao trong máu khiến cholesterol tăng cao, ảnh hưởng thành mạch máu, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như suy tim, đau tim và đột quỵ.

Tác động xấu tới tuyến tụy

Khi bạn ăn, tuyến tụy sẽ sản sinh ra insulin. Nhưng nếu bạn ăn quá nhiều đường và cơ thể ngừng phản ứng với insulin, tuyến tụy bắt đầu bơm ra nhiều insulin hơn. Cuối cùng, do tuyến tụy hoạt động quá mức, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, khiến bạn mắc bệnh tiểu đường type II và bệnh tim.

Làm suy yếu hệ miễn dịch

Theo thí nghiệm của các nhà nghiên cứu tại Đại học Columbia, Mỹ, khi trẻ tiêu thụ khoảng 100 gr đường (tương đương một chai nước ngọt có ga 1 lít), tế bào bạch cầu hoạt động kém hiệu quả hơn 40% trong vòng 5 giờ.

Đồ ngọt khiến khả năng chống lại vi khuẩn, virus của bạn có thể suy giảm rõ rệt. Phụ nữ ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ tạo điều kiện cho nấm men phát triển và tái phát nhiều lần. Do đó, bạn nên hạn chế tiêu thụ đồ ngọt, đặc biệt là trong mùa lạnh hay khi đang bị cảm cúm.

Căn bệnh lạ ở người béo phì

Theo chuyên gia, bệnh gai đen có mối liên quan với tình trạng béo phì. Việc điều trị cũng cần dựa trên sự kiểm soát cân nặng.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm