Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mối tình thầy trò chênh 25 tuổi của giáo sư Harvard và thầy hướng dẫn

Là một trong những thần đồng nổi tiếng bậc nhất Trung Quốc và làm nên những kỳ tích ở cả Đại học Bắc Kinh và Harvard, Điền Hiểu Phi đã có quyết định gây nhiều tranh cãi ở tuổi 28.

Điền Hiểu Phi sinh năm 1971 tại thành phố Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, trong một gia đình khá giả. Do bố mẹ đều theo nghiệp văn chương, bà được ảnh hưởng từ khi còn nhỏ và bộc lộ niềm yêu thích ngôn từ rất sớm.

Thần đồng thơ, nhận vào đại học năm 13 tuổi

Ngôi nhà Hiểu Phi luôn có một bộ sưu tập các bài thơ Đường, lời bài hát, cũng như văn xuôi và tác phẩm kinh điển của các nhà văn nổi tiếng. Cha mẹ thường xuyên khuyến khích con gái sáng tạo. Khi bà 4 tuổi, gia đình chuyển đến Thiên Tân, nơi Điền Hiểu Phi bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình, theo Sohu.

Ở Thiên Tân, gia đình bà sống trong khu vực của Liên đoàn Văn học Nghệ thuật - nơi tập hợp nhiều nhà văn trẻ có ảnh hưởng. Mỗi cuối tuần, nhóm nhà văn đều tụ tập trao đổi kinh nghiệm.

giao su Harvard anh 1

Điền Hiểu Phi là một trong những thần đồng nổi tiếng nhất Trung Quốc.

Tiểu Phi vốn còn là một đứa trẻ thường vây quanh người lớn, thỉnh thoảng nói một hai câu ý kiến. Các “trưởng lão” của Liên đoàn Văn học Nghệ thuật rất thích nói chuyện và thường tán thưởng đứa bé này.

Môi trường đã nuôi dưỡng tâm hồn văn chương của Hiểu Phi. Lên 7 tuổi, bà đã đăng bài thơ đầu tiên của mình trên Nhật báo Thiên Tân và nhận được sự chú ý lớn của cộng đồng văn chương. Từ đó, bà tiếp tục mày mò sáng tác và xuất bản các bài thơ. Đến năm 10 tuổi, bà đã xuất bản 5 tập thơ và đoạt giải thưởng về sáng tác văn học.

Ở độ tuổi đáng lẽ phải vào cấp hai, Điền Tiểu Phi được nhận vào đại học danh tiếng Bắc Kinh với chuyên ngành Văn học. Vào thời điểm đó, nhiều trường đại học bắt đầu thành lập các lớp cơ sở nhằm tuyển dụng và đào tạo những “thần đồng” tài năng. Bà lúc đó mới 13 tuổi.

Điền Hiểu Phi đột nhiên trở thành tâm điểm đưa tin của các phương tiện truyền thông lớn trong nước, nhưng bà không quá để tâm và lao vào học tập. Trên nền tảng giáo dục cao cấp của Đại học Bắc Kinh, tài năng văn chương của bà nở rộ.

Bà từng chia sẻ: “Văn học là tình yêu mà tôi không thể buông bỏ trong đời. Nó giống như người yêu của tôi, mê hoặc tôi và tôi không thể cưỡng lại”.

Mối tình gây tranh cãi

Sau khi tốt nghiệp đại học ở tuổi chưa đầy 20, Hiểu Phi lựa chọn đi du học. Năm 1991, vào sinh nhật thứ 20 của mình, bà nhận bằng thạc sĩ Nghệ thuật của Đại học Bang Nebraska (Mỹ) và lấy bằng tiến sĩ Văn học so sánh tại đại học danh giá Harvard ở tuổi 27, trở thành tiến sĩ trẻ nhất trong lịch sử trường ở thời điểm đấy.

Điền Hiểu Phi không trở về Trung Quốc, bà làm trợ lý giáo sư tại Đại học Colgate, sau đó giảng dạy tại Đại học Cornell và Đại học Harvard. Năm 2005, Điền Hiểu Phi mới 35 tuổi đã trở thành giáo sư tại Đại học Harvard, trở thành một trong những giáo sư trẻ nhất trong lịch sử Harvard.

Khi đang học tiến sĩ, bà vướng vào mối quan hệ gây tranh cãi vì cặp đôi không chỉ cách nhau 25 tuổi mà còn là giáo sư - sinh viên. Thầy Stephen Owen, 53 tuổi, không chỉ là người hướng dẫn tiến sĩ cho Hiểu Phi mà còn là một người đam mê văn hóa Trung Quốc. Ông nói tiếng Trung trôi chảy, yêu thích thơ Đường, đồng thời rất quan tâm và hiểu biết sâu sắc về văn học cổ điển Trung Quốc.

giao su Harvard anh 2

Điền Hiểu Phi cùng thầy hướng dẫn, đồng thời là chồng sau này của bà, Stephen Owen.

Bà tìm thấy người bạn tri kỷ chia sẻ chung niềm đam mê và hai người đến với nhau. Tuy nhiên, cha mẹ Hiểu Phi kịch liệt phản đối vì khoảng cách tuổi tác quá lớn.

Họ tin rằng với điều kiện của con gái, Hiểu Phi có thể tìm được một người bạn đời tương thích cùng tuổi, chưa kể, Owen đã ngoài 50 tuổi và tương lai đầy bấp bênh. Bất chấp sự phản đối của gia đình, 6 tháng sau khi nhận bằng tiến sĩ, cả hai đã tổ chức đám cưới ở thành phố New York (Mỹ) vào một ngày đầu năm 1999.

Sau khi kết hôn, Điền Hiểu Phi nhận được thẻ xanh và trở thành công dân Mỹ, sau đó định cư tại quốc gia này. Cặp đôi đã quyết tâm nghiên cứu văn học và thơ ca cổ điển Trung Quốc, dịch thơ Đường và lời bài hát sang tiếng Anh và truyền bá chúng ở phương Tây.

Bà đã xuất bản một số lượng lớn tác phẩm học thuật, thúc đẩy truyền bá văn hóa và ngày càng có nhiều người trẻ Mỹ bắt đầu tiếp xúc và nghiên cứu văn học Trung Quốc.

Giáo sư Điền Hiểu Phi, hiện 53 tuổi, giảng dạy tại Đại học Harvard cùng với chồng. Bà thành đạt cả sự nghiệp lẫn tình yêu. Hai vợ chồng quyết định không có con vì họ tin rằng cuộc sống của họ có nhiều điều quan trọng và ý nghĩa hơn việc sinh con cái.

Bạn đang cảm thấy mình đã quá tuổi để học?

Được học - câu chuyện về cô gái 17 mới được đến trường lần đầu và đã trở thành tiến sĩ ngành Sử học về sau - hơn cả một câu chuyện truyền cảm hứng về học tập. Đó là hành trình đi tìm bản ngã của Tara Westover, khi cô đánh mất gia đình mình với những lời cáo buộc nghiệt ngã. Đó là sự trưởng thành về nhận thức trước một thế giới rộng lớn hơn gấp nhiều lần những gì cô được nhồi nhét trước kia. Đó là một hành trình giáo dục mà không phải ai cũng sẽ dễ dàng hoàn thành được. Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Được học tại đây.

Tân cử nhân sượng trân vì bị chê lì xì 20.000 đồng là ít

Đối với những người mới tốt nghiệp và đi làm chưa lâu, lì xì đầu năm là bài toán khó vì lì xì nhiều thì tốt kém, lì xì ít lại bị chê keo kiệt.

https://vietnamnet.vn/moi-tinh-thay-tro-chenh-25-tuoi-cua-nu-giao-su-harvard-va-thay-huong-dan-2249138.html

Tử Huy / VietNamNet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm