Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Món ăn đơn giản ngày Tết nhưng có vô số truyền thuyết về nguồn gốc

Bánh tổ là món ăn phổ biến tại các nước châu Á trong dịp Tết nhưng ít ai biết rằng món bánh này có rất nhiều câu chuyện liên quan nguồn gốc và sự ra đời.

Bánh tổ phổ biến trong ngày Tết ở Việt Nam, Trung Quốc, Philippines. Ảnh: What To Cook Today.

Nước, bột gạo nếp và đường nâu, 3 nguyên liệu đơn giản này khi đun nóng trộn đều, đổ vào khuôn sứ hoặc khuôn lá chuối, hấp khoảng một giờ sau đó bảo quản trong tủ lạnh lại trở thành món bánh dai mềm, ngọt lịm được nhiều người mong chờ trong dịp Tết Nguyên đán.

Nếu muốn, bạn có thể biến tấu sáng tạo hơn bằng cách cắt lát, nhúng bánh vào trứng rồi chiên trên chảo dầu. Khi đó, nó lại trở thành món ăn nhẹ béo ngậy. Và loại bánh đó chính là nian gao, trong tiếng Việt gọi là bánh tổ.

Mỗi thời kỳ lại có một câu chuyện khác nhau

Trong tiếng Trung Quốc, tikoy được gọi là nian gao, có nghĩa là năm sau cao hơn năm trước. Món bánh này trở thành biểu tượng cho quyết tâm đạt được điều gì đó lớn hơn qua từng năm, bao gồm sức khỏe, sự nghiệp, tiền tài, điểm số hay thậm chí là chiều cao.

Nian gao là một trong những món ăn lâu đời nhất tại Trung Quốc nên câu chuyện về sự ra đời của nó cũng có nhiều biến thể khác nhau.

mon ngon ngay tet anh 1

Nian gao có nghĩa là năm mới cao hơn năm cũ. Ảnh: What To Cook Today.

Câu chuyện được coi là "nguyên bản" nhất vẫn thường được người Trung Quốc kể lại cho con cháu vào mỗi dịp Tết Nguyên đán.

Cụ thể, câu chuyện kể rằng từ thời xa xưa, một con quái vật tên là Nian sống trong một hang động trên núi. Mỗi khi đói, nó lạ ra ngoài săn mồi.

Đến mùa đông, khi tất cả động vật ngủ đông, mọi người sợ rằng Nian sẽ ăn thịt người cho đỡ đói. Vì thế, một người trong làng tên là Gao, đoán được Nian sẽ ghé đến, nên đã để một chiếc bánh làm từ bột gạo, có màu nâu bên ngoài cửa để cho quái vật ăn tạm.

Nhìn thấy chiếc bánh, con quái vật đánh chén no say rồi quay trở lại núi. Dân làng mừng rỡ vì không ai bị ăn thịt nên quyết định đặt tên cho chiếc bánh đó là nian gao.

Một câu chuyện khác lại được lưu truyền trong thời tiền đế quốc. Thời này, mọi người cho rằng những chiếc bánh gạo nâu đã cứu một ngôi làng được gọi là làng Ngô (nay là tỉnh Tô Châu) thoát khỏi nạn đói.

Câu chuyện kể rằng một vị tướng tên là Ngũ Tử Tư đã mách cho dân làng rằng nếu bị tấn công, mọi người nên ẩn náu dưới bức tường thành.

Sau khi Ngũ Tử Tư qua đời, dân làng thực sự bị tấn công và gặp nạn đói. Nghe lời của vị tướng, mọi người đào dưới chân tường thành và tìm được một lượng lớn bánh gạo để chống chọi qua đợt tấn công.

Do đó, để tôn vinh và tưởng nhớ Ngũ Tử Tư, người dân trong làng làm món bánh này để ăn trong dịp năm mới và gọi là nian gao.

Nhiều năm sau đó, người Trung Quốc lại truyền tai nhau về truyền thuyết Táo quân. Theo truyền thuyết, mọi gia đình sẽ dâng nian gao cho thần bếp để báo cáo về hoạt động của gia đình trong năm cũ.

Dù tồn tại ở nhiều phiên bản, câu chuyện về chiếc bánh nian gao vẫn luôn mang ý nghĩa tốt lành và được mọi người nâng niu.

Người Philippines cũng rất ưa chuộng

Tại Philippines, nian gao được gọi là tikoy. Đối với người Philippines, dù già hay trẻ, món bánh tikoy này luôn mang đậm hương vị tuổi thơ và là điều không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán.

Loại bánh này vẫn thường được ăn quanh năm, nhưng lại trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết trong dịp Tết Nguyên đán ở các nước châu Á, trong đó có Philippines.

mon ngon ngay tet anh 2

Tikoy được làm từ bột gạo, đường nâu và đặt trong lá chuối. Ảnh: What To Cook Today.

Theo Asian Journal, tikoy được người Phúc Kiến (Trung Quốc) đưa đến Philippines vào cuối thế kỷ 19. Cùng với nhiều món ăn Trung Quốc khác, tikoy dần trở thành một phần trong văn hóa ẩm thực tại nước này.

Bản thân cái tên tikoy cũng có gốc từ tiếng Phúc Kiến "tee keuh" nghĩa là bánh ngọt.

Tại đất nước này, nơi bán tikoy nổi tiếng bậc nhất là hiệu bánh Eng Bee Tin. Người mở hiệu bánh này là ông Eng Bee Tin. Vào năm 1912, ông đã mở một gian hàng đơn giản ngay trung tâm khu phố Tàu ở Manila để bán những món ngon truyền thống của Trung Quốc, bao gồm nian gao, hay tikoy.

Ngày này, Eng Bee Tin vẫn rất nổi tiếng, nhưng không còn là nơi bán tikoy độc quyền như thế kỷ trước.

Nếu muốn nếm thử tikoy ở Manila, bạn chỉ cần đến phố Ongpin ở khu phố Tàu. Tại đây, các cửa hàng xếp tikoy thành những cái tháp lớn. Màu sắc chủ đạo của giấy gói tikoy vẫn là màu đỏ - màu tượng trưng cho sự may mắn vào dịp đầu năm.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch

Mâm cỗ Tết ở Đường Lâm không thể thiếu gà mía, canh bóng, cá kho

Các Đại sứ, khách quốc tế từ một số cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, sinh viên quốc tế cùng đông đảo du khách đã có dịp trải nghiệm không gian tết cổ truyền ở Đường Lâm.

Thái An

Bạn có thể quan tâm