Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Món ăn giúp tiêu hóa nhanh sau bữa tiệc ê hề ngày Tết

Những bữa tiệc ngày Tết với nhiều thức ăn giàu chất béo, bia rượu khiến hệ tiêu hóa bị áp lực, khó tiêu. Những mẹo nhỏ sau đây giúp bạn khắc phục vấn đề tiêu hóa này hiệu quả.

Khó tiêu, rối loạn tiêu hóa là vấn đề nhiều người thường gặp sau những bữa tiệc ngày Tết. Ảnh minh họa: Dr.Vegan.

Trong dịp cuối năm và ngày Tết, mọi người thường xuyên gặp phải vấn đề ợ nóng, khó tiêu sau những bữa liên hoan. Nguyên nhân thường là ăn nhiều hoặc ăn những thực phẩm quá béo.

Dưới đây là những thực phẩm có thể giúp bạn giảm bớt cảm giác không thoải mái này.

Trà xanh

Chất chống oxy hóa polyphenol có trong trà xanh tươi giúp tăng cường tốc độ chuyển hóa chất béo thành calo, khuyến khích quá trình đốt cháy mỡ thừa và giảm cân. Việc uống trà xanh hàng ngày cũng đóng vai trò trong việc tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp mỡ được đốt cháy nhanh chóng.

Một cốc trà xanh chứa đầy flavonoid - chúng làm giảm mức cholesterol xấu (LDL) của cơ thể, giúp huyết áp cao trở lại bình thường.

Gừng

Theo Webmd, ngậm một lát gừng tươi hoặc uống một ly trà gừng là giải pháp tốt để hạn chế chứng ợ nóng, trào ngược axit dạ dày. Gừng có thể giúp tăng tốc quá trình tiêu hóa bằng cách làm rỗng dạ dày nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển khí xuống ruột non, giảm cảm giác đầy hơi và chướng bụng.

Gừng cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách giảm sự kích thích và nguy cơ viêm dạ dày, đồng thời bảo vệ tế bào khỏi tác động của gốc tự do và quá trình lão hóa.

Nghệ

Nghệ chứa curcumin, hoạt chất được sử dụng rộng rãi trong y học truyền thống Ấn Độ Ayurveda trong hàng thế kỷ. Curcumin có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể và chống lại tổn thương tế bào do stress oxy hóa.

Curcumin còn được biết đến với khả năng kích thích sản xuất dịch mật và hoạt động của các enzyme tiêu hóa. Điều này có thể giúp giảm cảm giác nặng nề và đầy hơi sau khi ăn, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn. Sau những bữa tiệc no say, việc sử dụng nghệ có thể giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bạn.

Nước ép lô hội

Bạn có thể sử dụng nước ép lô hội tươi hoặc dùng chung với trái cây khác để xoa dịu dạ dày. Tính mát tự nhiên của lô hội giúp làm dịu toàn bộ thực quản và giảm kích ứng đường ruột do nạp quá nhiều chất dinh dưỡng.

Rau chân vịt

Cơ thể của bạn có rất nhiều việc phải làm sau một bữa tiệc nhiều đồ ăn, thức uống. Trong khi đó, rau chân vịt chứa nhiều vitamin B2, giúp chuyển hóa chất béo. Lượng vitamin B dồi dào trong loại rau này cũng giúp chống lại bệnh tật và nhiễm trùng, ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra một loại đường cụ thể gọi là sulfoquinovose có trong rau chân vịt (và các loại rau lá xanh khác) thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, từ đó cải thiện quá trình tiêu hóa.

Cá hồi

Các loại cá béo như cá hồi cung cấp axit béo omega-3 tăng cường trí não, nhưng nó cũng cung cấp cho bạn nguồn protein bổ sung. Protein giúp giữ lượng đường trong máu của bạn ổn định và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa lượng đường tăng đột biến sau bữa ăn nhiều carb.

Sữa chua

Sữa chua có chứa vi khuẩn thân thiện được gọi là men vi sinh. Probiotic sống trong đường tiêu hóa của bạn là vi khuẩn tốt có thể giúp cải thiện tiêu hóa và giữ cho đường ruột khỏe mạnh.

Sữa chua giúp giải quyết các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và đầy hơi. Nó cũng được biết là cải thiện quá trình tiêu hóa đường sữa.

Đu đủ

Enzyme tiêu hóa papain có trong đu đủ giúp phá vỡ các sợi protein và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Loại trái cây này còn được biết đến với tác dụng làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, đầy hơi và táo bón.

Do có tác dụng tốt cho đường tiêu hóa, đu đủ còn được sử dụng làm enzyme chính trong thực phẩm bổ sung tiêu hóa.

Cuốn sách "Ăn thông minh, sống bình yên" của tác giả Makita Zenji giải thích về lý do càng nhiều tuổi càng cần hạn chế đường một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, cuốn sách cũng thông tin về các vấn đề lớn của chỉ số đường huyết; về cơ chế của các vấn đề béo phì, lão hóa và bệnh tật, đồng thời cung cấp các kiến thức, phương pháp, chế độ ăn uống hợp lý giúp bạn đảm bảo chỉ số đường huyết, tránh các bệnh liên quan đến đường huyết...

Điều gì xảy ra khi uống rượu và bia cùng lúc?

Trên những bàn tiệc ngày Tết đôi khi xuất hiện cả rượu và bia. Việc không chú ý và uống nhiều loại cùng lúc có thể dễ dẫn đến nguy cơ mắc phải “dư vị sau cơn say” (hangover).

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm