Từ thời Hy Lạp cổ đại, khi Aristophanes ra mắt vở kịch The Birds vào năm 414 trước Công nguyên, cụm từ “sữa chim” được dùng để mô tả những thứ đặc biệt hiếm. Một người đã có mọi thứ trên Trái Đất chỉ muốn có sữa chim, vì nó không tồn tại.
Jan Wedel, chủ hãng kẹo E. Wedel ở Ba Lan, đã nghĩ ra cách kiếm tiền từ ý tưởng này vào năm 1936. Ptasie Mleczko (nghĩa là “sữa chim”) là một loại kẹo ngọt ngào, gồm sôcôla phủ ngoài phần nhân được làm từ kẹo dẻo trộn bánh trứng đường.
Món đồ ngọt này rất nổi tiếng tại Ba Lan. Ảnh: Vzfk. |
Về cơ bản, không có gì quá lạ lùng trong công thức của nó, nhưng cái tên khiến Ptasie Mleczko khiến món này có vẻ như một món đặc sản quý hiếm. Thậm chí, bạn còn có thể thưởng thức một loại bánh được lấy cảm hứng từ món này.
Món bánh lấy cảm hứng từ kẹo "sữa chim" cũng rất được ưa chuộng. Ảnh: Cookingislifestyle. |
Hóa ra, sữa chim thật sự có tồn tại. Về cơ bản, đây không phải “sữa” theo nghĩa được tiết ra từ tuyến vú, nhưng một số loài chim (cả con trống và con mái) có thể tiết ra một dung dịch giàu dinh dưỡng cho con của mình.
Bồ câu cho chim non ăn một chất tiết rất giàu dưỡng chất có tên “sữa diều”, có nồng độ protein cao hơn sữa bò hay sữa của con người. Cả hồng hạc lớn và chim cánh cụt hoàng đế cũng có thể tiết “sữa” từ các tuyến thượng tiêu hóa để cho con con ăn.
Tất nhiên, món Ptasie Mleczko không hề có nguyên liệu nào từ bồ câu cả. Tên của nó gây hiểu nhầm, cả về nghĩa bóng và nghĩa đen. Thay vì là một đặc sản khó tìm, món kẹo này rất phổ biến, có giá khá rẻ và được yêu thích nhờ hương vị thơm ngon.
Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách "gối đầu giường" cho người mê nội trợ. Bất kể là ẩm thực đường phố hay nhà hàng sang trọng, mỗi món ăn, mỗi phong cách nấu nướng đều có một câu chuyện riêng, những bí quyết không phải ai cũng biết.