Theo quan niệm phương Đông, những loại trái cây có màu đỏ bên ngoài là màu thuộc dương, có xu hướng giúp liên tưởng đến những tia nắng mặt trời ấm áp, thân thiện, tràn đầy năng lượng nên đem lại sự may mắn, vui vẻ.
Canh khổ qua nhồi thịt. |
Thế nhưng, ngoài những món ăn lấy hên trong những ngày Tết như dưa hấu, chè đậu đỏ, xôi gấc…, người miền Nam còn thường nấu canh khổ qua (còn gọi là mướp đắng).
Mướp đắng là cây bản địa của vùng nhiệt đới, không rõ có nguồn gốc ở nước nào, nhưng lại được trồng nhiều ở các nước châu Á, nhất là Việt Nam.
Ngụ ý của người miền Nam mong mọi chuyện “khổ” đã “qua”, hy vọng năm mới sẽ bắt đầu bằng những may mắn, hạnh phúc. Nhưng tình cờ món ăn này lại là bài thuốc rất quý.
Trái khổ qua (mướp đắng) thời gian gần đây trở thành đề tài “hot” vì tác dụng điều trị bệnh đái tháo đường. Các nghiên cứu cho thấy dịch ép trái khổ qua có tác dụng hạ đường huyết ở bệnh nhân bị tiểu đường type 2. Tuy nhiên, món này lại không có tác dụng trên bệnh tiểu đường type 1.
Nghiên cứu trên động vật còn cho thấy khổ qua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Nếu không có sở thích ăn canh khổ qua nấu với tôm tươi, hoặc canh khổ qua nhồi thịt, bạn có thể ăn khổ qua xào trứng…