Nhiếp ảnh gia 37 tuổi chọn con đường đối lập với lối mòn để ghi lại những rung cảm tinh tế của bản thân, và “thổi hồn” cho những bộ ảnh tĩnh vật đầy sáng tạo.
Tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa - Đại học Kiến trúc TP.HCM, Nguyễn Hoàng Minh hay còn gọi là Monkey Minh bắt đầu theo đuổi đam mê chụp ảnh nội thất và tĩnh vật từ 7 năm trước, với ước muốn “thổi hồn” vào những vật dụng tưởng vô tri.
Luôn rung cảm trước cái đẹp cũng như sự tinh tế trong đường nét thiết kế của tĩnh vật, nội thất, Monkey Minh tìm tòi, khám phá và dùng cách sắp đặt để biến những đồ vật bình thường trở nên cao cấp hơn, giàu tính nghệ thuật hơn.
7 năm gắn bó với nghề, “hoàng tử của những bộ hình sắp đặt” đã đem tất cả tài hoa gửi gắm vào nghệ thuật nhiếp ảnh này. Ngắm nhìn tác phẩm của Monkey Minh, người xem dễ dàng nhận thấy nền tảng mỹ thuật vững chắc cùng cảm quan nghệ thuật nhạy bén qua bố cục, màu sắc và ánh sáng.
- Giới sáng tạo và nghệ sĩ Việt có lẽ không còn xa lạ với Monkey Minh, nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của cái tên này. Anh có thể chia sẻ thêm về nghệ danh của mình?
- Cái tên Monkey Minh bắt nguồn từ nhân vật điện ảnh Tôn Ngộ Không mà mình yêu thích từ ngày còn là sinh viên. Cái tên này vừa tếu, vừa bộc trực như tính cách của chính mình. Hơn nữa, Minh cũng cầm tinh con khỉ nữa. Quá nhiều điều trùng hợp nên mình quyết định lấy nghệ danh này.
- Xuất phát từ một người làm thiết kế đồ hoạ, nhưng công chúng lại biết đến anh nhiều hơn qua vai trò nhiếp ảnh gia. Cơ duyên nào đưa anh đến với con đường này?
- Là người sống hướng nội, ít khi xã giao nên Minh mê đồ vật tĩnh lắm. Minh thường quan sát các đồ vật ấy, rồi lấy máy ảnh hoặc điện thoại chụp lại để bắt được cái hồn của vật tĩnh.
Anh Dzũng Yoko tình cờ thấy những bức hình này và khuyên mình theo con đường nhiếp ảnh sản phẩm - một thị trường chưa được quan tâm nhiều tại Việt Nam vào thời điểm 7 năm trước. Thế là mình mày mò theo đuổi vì đam mê, không ngờ điều mình yêu thích giờ lại trở một trường phái nghệ thuật được quan tâm.
- Theo Monkey Minh, những yếu tố nào là cần và đủ để trở thành một nhiếp ảnh gia?
- Theo Minh, để trở thành một nhiếp ảnh gia, bạn cần có năng khiếu, đam mê tới cùng, dám bứt phá giới hạn của bản thân và phải cầu toàn.
- Với anh, điều thích và không thích nhất đối với một nhiếp ảnh gia là gì?
- Điều thích nhất là được khám phá rất nhiều khía cạnh, triết lý của cuộc sống thông qua lăng kính nghệ thuật. Điều không thích có lẽ là dễ đi vào lối mòn của sự sáng tạo.
- Được mệnh danh là “hoàng tử của những bộ hình sắp đặt”, cái tên Monkey Minh dường như luôn gắn liền với bộ ảnh mang hơi hướm flatlay và gam màu pastel yêu thích, anh có sợ công chúng thấy mình “một màu”?
- Minh cho rằng mỗi người đều có một thế mạnh và góc nhìn riêng. Chính vì vậy, cứ phát triển sở trường và thế mạnh của mình sẽ khai phóng sự sáng tạo một cách hiệu quả nhất.
- Làm thế nào để anh tạo ra sự khác biệt qua mỗi bức hình nhưng vẫn giữ được tinh thần “sắp đặt” và dấu ấn riêng của Monkey Minh?
- Sự khác biệt được thể hiện qua góc nhìn của mỗi nhiếp ảnh gia. Nhưng Minh nghĩ rằng, mình luôn luôn phải tìm kiếm và học hỏi những điều mới mẻ, như công nghệ chẳng hạn. Tận dụng sức mạnh của công nghệ cũng là một cách giúp mình có tác phẩm đẹp và sáng tạo hơn mỗi ngày.
- Quan sát những bộ ảnh của Monkey Minh, người xem dễ dàng nhận thấy sự điềm đạm, tinh tế cùng phong cách sống có phần tĩnh lặng ẩn chứa trong đó. Nhưng thời gian gần đây, Hoàng Minh có khá nhiều ảnh Invisible Cinemagraph (ảnh động vô cực). Phải chăng anh đang thay đổi góc nhìn của mình về nghệ thuật và cuộc sống?
- Mình khám phá ra ảnh động vô cực là một trào lưu rất hay. Vì đam mê tìm hiểu công nghệ, mong muốn vượt qua những giới hạn sáng tạo của bản thân, nên mình tự tìm hiểu về Invisible Cinemagraph và cảm thấy rất thích thú với sự mới mẻ này.
Nếu tinh ý một chút, bạn sẽ nhận thấy rằng, ảnh động vô cực của Minh vẫn mang đậm tinh thần sắp đặt cũng như những màu sắc mà Minh yêu thích như vàng, xanh dương và tông màu pastel.
- Bộ ảnh Invisible Cinemagraph được Monkey Minh lấy cảm hứng từ đâu? Anh có gặp khó khăn gì khi thực hiện ảnh động vô cực không?
- Thực ra, mình lấy cảm hứng thực hiện bộ ảnh này từ màn hình vô cực trên Galaxy S8. Minh cảm thấy có rất nhiều khía cạnh của nhiếp ảnh và cuộc sống sẽ được khai thác triệt để khi sử dụng chiếc điện thoại này cho series ảnh động vô cực. Bản thân chức năng của Galaxy S8 cũng hỗ trợ Minh rất nhiều trong việc tạo ra một bộ ảnh Invisible Cinemagraph ưng ý.
- So với những bức hình flatlay từng thực hiện, anh cảm thấy ảnh động vô cực có gì thú vị?
- Ảnh động vô cực thú vị ở chỗ giúp tư duy sáng tạo của chính bản thân mình được phát triển và thử thách nhiều hơn. Bạn thử hình dung đến cảm giác khi “đứa con tinh thần” của mình vốn tĩnh lặng, nay được làm mới bằng những chuyển động lạ mắt thì sẽ hiểu loại hình chụp ảnh này thú vị như thế nào.
- Ảnh động vô cực đang là trào lưu chụp ảnh thu hút nhiều bạn trẻ. Dưới góc nhìn của một nhiếp ảnh gia, anh cảm nhận như thế nào về trào lưu này?
- Mình nghĩ, với cuộc sống rất nhanh và nhiều lo toan mỗi ngày thì nghiên cứu để chụp ảnh động cũng là một thú vui rất tích cực, giúp thăng hoa sự sáng tạo của bản thân.
- Anh có gợi ý gì để các bạn trẻ yêu thích trào lưu chụp ảnh động vô cực tạo được dấu ấn riêng như cách anh đã làm với bộ ảnh của mình?
- Gợi ý của mình là khai thác sự thuận tiện và dễ dàng do chính Galaxy S8 mang lại. Nhờ tính năng tạo ảnh gif có sẵn, thiết kế viền màn hình siêu mỏng và tỷ lệ hiển thị lớn, Samsung Galaxy S8 sẽ giúp bạn sáng tạo mọi lúc, mọi nơi với những chủ đề gần gũi trong cuộc sống như khi du lịch hay đi ăn uống, cà phê cùng bạn bè.
- Theo Monkey Minh, ảnh động vô cực có được coi là một hiện tượng khai phóng sự sáng tạo không? Anh quan niệm như thế nào về khai phóng sự sáng tạo?
- Ảnh động vô cực hẳn là một hiện tượng khai phóng sự sáng tạo vì nó giúp những người làm nghệ thuật phát triển tối đa sức sáng tạo của bản thân, vượt ra khỏi giới hạn mà mình chưa từng nghĩ tới, hay theo cách nói của người làm nghệ thuật là “thinking out of the box” (tạm dịch là: không bó hẹp ý tưởng trong một chiếc hộp).