Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một công chức Trung Quốc miệt thị phụ nữ: 'Cô may mắn mới gặp tôi'

Tự hào là công chức, người đàn ông ở Quý Châu, Trung Quốc, nhắn tin xem thường, chế giễu người phụ nữ khi không được cô chấp nhận hẹn hò.

Sau buổi xem mắt, người đàn ông tức giận khi không được cô gái đồng ý hẹn hò. Ảnh minh họa: VCG.

Ảnh chụp lại màn hình cuộc trò chuyện giữa hai bên được người phụ nữ đăng tải đang lan truyền trên mạng xã hội Weibo.

Theo đó, người đàn ông họ Wang, tự xưng là "cán bộ", nói với cô: "Thật may mắn cho cô khi tìm được một công chức như tôi, người có thể sống một cuộc sống thoải mái, chẳng cần căng thẳng trong thành phố. Tôi sẽ không giấu giếm, tôi có cảm tình với cô. Cô dịu dàng, gợi cảm và khiến hormone đàn ông tăng lên".

Sau khi người phụ nữ trả lời một cách lịch sự: "Cảm ơn vì đã đánh giá cao tôi, nhưng chúng ta thực sự không hợp nhau và tôi không muốn làm mất thời gian của anh", người này tự phụ nói: "Tôi đã mất một chút niềm kiêu hãnh đấy", theo South China Morning Post.

Vị "cán bộ" đến từ tỉnh Quý Châu sau đó chia sẻ về bản thân: "Tôi đã xây dựng hình ảnh khiêm tốn và kín đáo, nhưng điều đó không có nghĩa là bản thân tôi thực sự ở cấp thấp".

"Có rất nhiều cô gái ngoại hình trung bình, cao 1,60 m, thân hình cân đối. Cô thậm chí sẽ chẳng thể 'nằm yên' một mình cho đến khi nghỉ hưu đâu", người này nói thêm. "Nằm yên" (tang ping) là thuật ngữ phổ biến trên Internet Trung Quốc 2 năm qua, có nghĩa là ngừng làm việc, ngừng phấn đấu, từ bỏ hôn nhân, con cái, việc làm và những nhu cầu vật chất như nhà lầu, xe hơi.

Sau khi sự việc lan truyền trên mạng, người đàn ông - nhân viên Cục Thống kê quận Hoa Tây thuộc Quý Dương, tỉnh Quý Châu - đã gửi lời xin lỗi người phụ nữ và viết bản tường trình tại nơi làm việc.

xem mat o Trung Quoc anh 1

Người đàn ông buông lời xúc phạm khi bị từ chối hẹn hò. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Câu chuyện cũng nhận được hàng trăm nghìn lượt đọc trên Weibo.

"Việc trở thành công chức khiến anh ta cảm thấy quyền lực đến mức Trái Đất thậm chí không xứng với anh ta", một dân mạng bình luận.

Một người khác nhận xét: “Càng thiếu thứ gì, bạn càng cố gắng bán nó”.

Khi áp lực kết hôn ngày càng lớn, nhiều thanh niên Trung Quốc đang tìm đến dịch vụ mai mối hoặc gặp gỡ qua giới thiệu để tìm bạn đời. Nhiều địa phương cũng tích cực tổ chức các chương trình kết đôi nhằm tăng tỷ lệ người trẻ kết hôn, sinh con.

Trong những năm gần đây, nhiều câu chuyện kỳ ​​quặc liên quan đến hiện tượng này cũng lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc.

Trong dịp Tết Nguyên đán năm nay, một tờ báo ở tỉnh Chiết Giang đưa tin một người đàn ông 29 tuổi ở Ninh Ba đã gặp gỡ qua giới thiệu với hơn 200 phụ nữ trong vòng 5 năm.

“Tôi không thể cảm nhận được tình yêu nữa", người đàn ông chia sẻ.

Tại tỉnh Hà Nam, từ năm 2020, cứ sau mỗi dịp Tết, mẹ người đàn ông họ Wang lại đưa anh đến gặp bác sĩ tâm lý vì mãi chưa thấy con trai chịu lấy vợ khi đã 38 tuổi. Anh cho biết mình chưa bao giờ đưa bạn gái về nhà vào dịp Tết Nguyên đán. Điều này khiến mẹ anh tin rằng con trai "có gì đó không ổn".

Hôm 4/2 vừa qua, Wang một lần nữa được mẹ đưa đến Bệnh viện tâm thần tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, lần này, bác sĩ nói với người mẹ rằng con trai bà không có bất kỳ vấn đề gì. Ngược lại, bác sĩ chẩn đoán mẹ Wang mắc chứng rối loạn tâm thần khi liên tục thúc ép con trai lấy vợ.

Đeo nhẫn dù chưa cưới

Nhiều cặp đôi Hàn Quốc xem việc đeo nhẫn đôi như cách đánh dấu cột mốc tình cảm, tuyên bố tình trạng hẹn hò của bản thân hay đơn giản là món quà tặng người yêu.

Gen Z giúp đẩy doanh số của tiểu thuyết lãng mạn

Cách đây một thập kỷ, nhóm đọc tác phẩm lãng mạn nhiều nhất là phụ nữ 35-54 tuổi. Nhưng trong vài năm qua, độ tuổi đã được mở rộng và trẻ hóa xuống thế hệ Gen Z. Sự thành công của các tác phẩm lãng mạn trong việc chinh phục độc giả này còn được thúc đẩy mạnh mẽ bởi những cộng đồng yêu sách trên mạng xã hội.

Mai An

Bạn có thể quan tâm