Ông Lê Việt Dũng, Phó cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, vừa ký quyết định phê duyệt cho phép Công ty TNHH một thành viên Dược Sài Gòn (số 18-20 Nguyễn Trường Tộ, phường 12, quận 4) nhập khẩu lô vaccine Covid-19 Sinopharm của Trung Quốc nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch.
Ngày 6/7, Công ty Dược Sài Gòn được UBND TP.HCM giao thực hiện đàm phán, thương thảo, ký kết các hợp đồng mua bán vaccine phòng Covid-19 tại TP.HCM.
Trước đó, công ty này đã có công văn gửi Cục Quản lý Dược về việc nhập khẩu vaccine chưa có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam kèm đơn hàng số 272/ĐH-SPC-XNK.
Vaccine Covid-19 của Sinopharm có hiệu quả bảo vệ từ 78,2% đến 99,52%. Ảnh: Reuters. |
Căn cứ theo các Nghị định số 554, 155 của Chính Phủ và Quyết định 2763 của Bộ Y tế về việc phê duyệt có điều kiện vaccine cho nhu cầu cấp bách phòng chống dịch, Cục Quản lý Dược đồng ý cho Công ty Dược Sài Gòn nhập khẩu 5 triệu liều vaccine Sinopharm theo đơn hàng số 272/ĐH-SPC-XNK đề ngày 1/7.
Vaccine nhập khẩu để sử dụng cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và phải đáp ứng các điều kiện đi kèm việc phê duyệt vaccine theo quy định của Bộ Y tế.
Công ty Dược Sài Gòn chịu trách nhiệm về nguồn gốc, chất lượng vaccine nhập khẩu; đảm bảo việc bảo quản vaccine tại các cơ sở bảo quản theo đúng quy định, tránh ảnh hưởng chất lượng vaccine nhập khẩu.
Công ty phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về xuất nhập khẩu, lưu thông, phân phối thuốc và dược có liên quan. Đơn hàng trên có giá trị tới tháng 8/2022.
Sinopharm là vaccine thứ 6 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp thuận cho tình huống khẩn cấp. Tại Việt Nam, vaccine này được Bộ Y tế đồng ý phê duyệt có điều kiện vào ngày 4/6 vừa qua.
Dữ liệu công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy vaccine Sinopharm có hiệu quả gần 78,1% với các trường hợp có triệu chứng và 73,5% cho những ca nhiễm không triệu chứng.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.