Các con vật bị nhiễm cúm gia cầm được xử lý như một mối nguy sinh học. Ảnh: Tim Nicholson. |
Theo China Times, bệnh nhân là một phụ nữ 63 tuổi, ở tỉnh An Huy (Trung Quốc). Ngày 30/11/2023, bà xuất hiện triệu chứng ho, đau họng và sốt.
Bà được đến cơ sở y tế địa phương điều trị nhưng tình trạng ngày càng xấu đi. Sau gần nửa tháng điều trị, bà tử vong do nhiễm cả chủng cúm gia cầm H3N2 và H10N5. Kiểm tra những người tiếp xúc gần với bệnh nhân đều cho kết quả âm tính và chưa phát hiện ca nghi ngờ.
Cục Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Quốc gia Trung Quốc cho biết virus H10N5 có nguồn gốc từ gia cầm.
Trung Quốc có số lượng chim hoang dã và nuôi nhốt lớn, môi trường lý tưởng cho các chủng virus cúm trộn lẫn và biến đổi. Vì vậy, đôi khi sẽ có sự lây truyền chéo loài theo từng giai đoạn từ chim sang người. Tuy nhiên, nguy cơ virus lây nhiễm sang người là thấp và chưa có trường hợp lây từ người sang người.
H3N2 là một chủng virus thuộc phân nhóm cúm A của virus Influenza, gây bệnh cúm và biến chứng nguy hiểm phổ biến ở người. Virus cúm H3N2 chiếm ưu thế ở 3 trong 5 chủng cúm mùa phổ biến hiện nay. Virus H3N2 có thể lây nhiễm cho chim, lợn và người.
Trước tình hình chủng cúm gia cầm và cúm mùa diễn biến phức tạp, các chuyên gia Trung Quốc khuyến cáo người dân nên tránh tiếp xúc với gia cầm bệnh, chết trong cuộc sống hàng ngày, cố gắng tránh tiếp xúc trực tiếp với gia cầm sống, chú ý vệ sinh cá nhân và nâng cao ý thức tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
“Thế nào là chế độ ăn kiêng tốt nhất?”, “Làm thế nào để tôi ngừng lo lắng về cân nặng và tập trung vào việc sống lành mạnh?”, “Làm thế nào để tôi vẫn giữ được minh mẫn khi già đi?”… Đó là mối quan tâm của nhiều người trong quá trình tìm phương thức để duy trì sức khỏe tốt nhất có thể.
Cuốn sách Ăn lành, tập đủ, nghĩ thông minh có thể giúp người đọc tập trung việc ăn uống lành mạnh, rèn luyện thể chất, giữ tinh thần minh mẫn trong thời buổi bận rộn.