Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Một số bài thuốc chữa bệnh đơn giản từ quả khế chua

Quả khế không phải là loại trái cây đắt tiền nhưng mang đến nhiều lợi ích tốt cho cơ thể, dưới đây là các bài thuốc từ quả khế chua.

Khế chua là loại quả quen thuộc của người Việt. Ảnh: Pexels.

Báo VietNamNet dẫn lời Lương y Đỗ Minh Tuấn - Hội Đông Y Hà Nội - cho biết ngoài công dụng làm thực phẩm, cây cảnh, khế còn là vị thuốc chữa bệnh được sử dụng trong Đông y từ rất lâu. Khế còn được gọi là ngũ liễm tử, có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín thì ôn, tác dụng sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu, trị phong nhiệt giải độc. Các bộ phận khác của cây khế cũng được dùng chữa nhiều bệnh, nhất là khi bị dị ứng gây nổi mẩn ngoài da do nhiều nguyên nhân.

Khế tươi chứa axit oxalic, các yếu tố vi lượng như canxi, sắt, natri và nhất là vitamin K cùng vitamin A, C, B1, B2 và P… 100 g khế tươi có 93,5 g nước, 0,6 g protein, 3,1 g gluxít, 2,6 g xenluloza.

Bài viết của BS Nguyễn Thị Mai Phương - khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 - trên website của bệnh viện chia sẻ một số bài thuốc đơn giản từ quả khế như sau:

Trị ho và đau họng: Quả khế tươi khoảng 100-150 g ép nước uống trong 3-5 ngày.

Chữa tiểu tiện không thông: Theo Nam dược thần hiệu, lấy khế 7 quả, mỗi quả lấy 1/3 quả chỗ gần cuống sắc với 600 ml nước để còn 300 ml, uống lúc ấm nóng. Kết hợp một quả khế giã nát với một củ tỏi đắp lên rốn, dùng liên tục 3-5 ngày.

Trị cảm cúm (sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, đau mình mẩy): Khế 3 quả nướng sau vắt lấy nước cốt hòa cùng 50 ml rượu trắng và uống chia 1 hoặc 2 lần, làm trong 3 ngày, không uống khi quá no hoặc đói.

Bác sĩ Phương khuyến cáo không nên ăn nhiều khế, nhất là lúc đói, những người bị bệnh về dạ dày cũng không nên ăn khế chua bởi quả khế chua có nhiều axit.

Trẻ con đứa nào chẳng ốm

Trong quá trình nuôi con, cha mẹ không tránh khỏi lo lắng trước những hiện tượng liên quan đến sức khỏe của em bé. Trẻ có thể chảy nước mũi hay húng hắng ho khi chuyển mùa, gặp vấn đề tiêu hóa, bệnh đường tiêu hóa khi thời tiết thay đổi.

Những lúc ấy, các bậc phụ huynh sẽ đưa con đến thẳng bệnh viện để nhờ bác sĩ thăm khám, nghe theo những phương thuốc dân gian hay quáng quàng lo lắng? Trẻ con đứa nào chẳng ốm, Để con được ốm hay Hỏi bác sĩ nhi đồng sẽ là cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho trẻ, cung cấp kiến thức khoa học về chăm sóc sức khỏe trẻ em.

Bác sĩ Việt cứu sống bệnh nhi bị chẩn đoán, điều trị nhầm ở Campuchia

Lúc 4 tháng tuổi, bệnh nhi có biểu hiện khó thở nhưng bác sĩ địa phương chẩn đoán viêm phổi. Điều trị nhiều không khỏi, bác sĩ nghi ngờ trẻ bị lao nên cho uống thuốc trong 6 tháng.

Bác sĩ bất ngờ khi lấy ra 172 viên sỏi từ túi mật bệnh nhân

Trước đó, người phụ ở Phú Thọ tự dùng thuốc ở nhà khi thấy đau bụng nhưng không đỡ. Tình trạng này tăng lên nên gia đình đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để khám.

Thanh niên phải mở thông dạ dày vì một dấu hiệu lạ khi ăn

Là người khỏe mạnh, không có bệnh nền, nhưng gần đây, thanh niên ở Hà Nội có biểu hiện ho nhẹ mỗi khi ăn uống, da hơi tái, sụt cân.

https://vtcnews.vn/mot-so-bai-thuoc-chua-benh-don-gian-tu-qua-khe-chua-ar906585.html

Hạ An / VTC news

Bạn có thể quan tâm